Một doanh nghiệp ở Hải Phòng và các tổ chức, cá nhân liên quan dự kiến tăng sở hữu tại Maserco lên 65%. Trước đó, đơn vị này và công ty con đã nâng tỷ lệ sở hữu tại Xếp dỡ Hải An lên 15,08%.
Sức đề kháng khối doanh nghiệp cảng biển chưa được hồi phục hoàn toàn sau dịch COVID-19, Hiệp hội Cảng biển Việt Nam đề xuất điều chỉnh giá dịch vụ cảng biển cho sát với quy mô đầu tư.
SSI Research cho rằng, nếu đề xuất tăng 10% giá bốc dỡ container được thông qua sẽ có tác động tích cực hoặc không tích cực với một số cảng. Về dài hạn, giá cước của ngành sẽ phụ thuộc vào sự cân bằng cung cầu.
Theo các hiệp hội, việc cắt điện gây nhiều khó khăn cho cảng, tiềm ẩn rủi ro doanh nghiệp phải đền bù thiệt hại rất lớn cho số ngày tàu nằm chờ tại cảng, làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng dịch vụ,...và đặc biệt là nguy cơ bị mất khách hàng.
Nhóm cảng biển chứng kiến sự tăng trưởng lợi nhuận vượt trội với hai cái tên nổi bật là Gemadept và Cảng Hải Phòng. Còn với các công ty vận tải biển, nhờ giá cước tàu neo cao và chưa hạ nhiệt đã giúp kết quả của Xếp dỡ Hải An tiếp tục phá kỷ lục về lợi nhuận.
Nghị quyết sửa đổi, bổ sung nghị quyết về thu phí hạ tầng cảng biển theo hướng giảm mức phí đường thủy nội địa, doanh nghiệp làm tờ khai ngoài TP HCM được thông qua vào chiều 7/7 và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/8.
Tính trong 6 tháng đầu năm 2022, riêng sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam ước đạt gần 371 triệu tấn, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2021.
Sau phản ánh của doanh nghiệp về tình trạng "phí chồng phí" cảng biển, Bộ Công Thương đề nghị UBND TP HCM tham khảo ý kiến các Bộ, ngành và Hiệp hội trước khi thu phí để đảm bảo hài hòa lợi ích phù hợp với các cam kết quốc tế.
Theo ngân hàng đầu tư Natixis và chỉ số thương mại toàn cầu Kiel Trade Indicator, tình trạng tắc nghẽn tại các cảng biển lớn của Trung Quốc hiện đã giảm bớt, thậm chí có dấu hiệu tốt hơn một số cảng ở Mỹ.
Dự báo nền kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi với tốc độ nhanh, nhu cầu vận tải sẽ tăng trong các năm tới nên Hải An dự kiến sẽ chi khoản 530 tỷ đồng mua thêm các tàu thích hợp để trẻ hoá đội tàu.
CTCP Chứng khoán SSI nhận định, ngành cảng biển và logistics Việt Nam sẽ phục hồi vào giai đoạn cuối năm 2021, trong đó cảng nước sâu tiếp tục là điểm sáng dẫn dắt tăng trưởng.
Thị trường cân bằng hơn khi VN-Index về quanh mốc 1.150 điểm, nhưng thanh khoản liên tục giảm sâu. Phiên 2/10 chứng kiến giá trị khớp lệnh trên HOSE thấp nhất 3 tháng. Lý giải từ đại diện FIDT, thanh khoản bị tác động vì tâm lý nhà đầu tư chưa cải thiện trong bối cảnh thiếu vắng những thông tin hỗ trợ.