|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

ĐHĐCĐ BIDV: Ghế Chủ tịch HĐQT vẫn trống

14:27 | 21/04/2018
Chia sẻ
Đại hội đồng cổ đông BIDV thông các tờ trình, trong đó bầu bổ sung ông Phạm Quang Tùng – Chủ tịch VDB, vào HĐQT BIDV nhiệm kỳ 2017 – 2022. Trong khi đó, vị trí Chủ tịch HĐQT BIDV vẫn bỏ trống sau khi ông Trần Bắc Hà nghỉ hưu từ tháng 9/2016.
dhdcd bidv ghe chu tich hdqt van trong BIDV bầu bổ sung Chủ tịch VDB Phạm Quang Tùng vào HĐQT
dhdcd bidv ghe chu tich hdqt van trong BIDV kế hoạch lãi 9.300 tỷ đồng, cổ tức tiền mặt 7% và ‘quyết tâm’ tăng vốn
dhdcd bidv ghe chu tich hdqt van trong Thêm một thành viên HĐQT BIDV từ nhiệm

Chiều ngày 21/4, Đại hội đồng cổ đông thường niên 2018 của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư Phát triển (BIDV – Mã: BID) đã thông qua toàn bộ các tờ trình.

dhdcd bidv ghe chu tich hdqt van trong
Chân dung ông Phạm Quang Tùng - Chủ tịch HĐQT VDB

'Ghế nóng' đang trống, Chủ tịch VDB Phạm Quang Tùng trúng cử vào HĐQT

Hai Thành viên HĐQT BIDV đều nghỉ hưu là ông Nguyễn Huy Tựa từ ngày 1/11/2017 và bà Lê Thị Kim Khuyên từ ngày 1/4/2018. Tháng 4/2018, ông Trần Anh Tuấn - Ủy viên phụ trách HĐQT cũng đã xin nghỉ hưu.

Theo đó, đại hội bổ sung ông Phạm Quang Tùng – Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), làm thành viên HĐQT BIDV nhiệm kỳ 2017 – 2022.

Ông Tùng sinh năm 1971, tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế Đại học Bách Khoa Hà Nội và Đại học Luật Hà Nội. Bắt đầu gia nhập BIDV từ năm 1996, 10 năm sau ông đảm nhận vị trí Phó Tổng Giám đốc công ty liên doanh Bảo hiểm Việt – Úc.

Từ 1/10/2010, ông được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc BIC, đồng thời kiêm nhiệm Phó Tổng Giám đốc BIDV một tháng sau đó. Từ 1/6/2016, ông giữ vị trí Chủ tịch HĐQT tại VDB. Ngày 4/12/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định cho ông Phạm Quang Tùng thôi giữ chức Chủ tịch HĐQT VDB và chuyển công tác về “nhà cũ” BIDV.

dhdcd bidv ghe chu tich hdqt van trong
ĐHĐCĐ BIDV 2018. (Ảnh: NH)

Kế hoạch tín dụng tăng 17%, vốn điều lệ lên 43.638 tỷ đồng

Năm 2018, BIDV đặt mục tiêu 9.300 tỷ đồng lãi trước thuế, tín dụng tăng trưởng tối đa 17%. Tỷ lệ nợ xấu dưới 2% và mức chi trả cổ tức khoảng 5-7%/năm.

Mức thù lao cho Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát tối đa 0,41% lợi nhuận sau thuế hợp nhất (năm 2017 là 0,44%). Trong trường hợp phát sinh thêm thành viên, ĐHĐCĐ ủy quyền cho HĐQT quyết định mức thù lao phát sinh thêm phù hợp với thù lao của các thành viên còn lại.

Bên cạnh đó, được cổ đông thông qua, BIDV dự kiến phát hành gần 171 triệu cổ phiếu tăng vốn điều lệ (theo hình thức chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ cho cổ đông hiện hữu, quy mô 5% vốn điều lệ tại thời điểm cuối năm 2017); 603,3 triệu cp cho nhà đầu tư nước ngoài và gần 171 triệu cổ phiếu cho người lao động. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) hiện nắm giữ 95,28% vốn cổ phần BIDV.

Sau khi hoàn thành các đợt phát hành, BIDV sẽ nâng vốn điều lệ từ 34.187 tỷ lên 43.638 tỷ đồng (tăng 28% so với 2017). Nguồn vốn thu được dùng để bổ sung cho các hoạt động kinh doanh của BIDV.

THẢO LUẬN

Vì sao tỷ lệ an toàn vốn của BIDV còn thấp so với mặt bằng chung?

Hệ số CAR của BIDV xấp xỉ ngưỡng tới hạn. Năm 2017 đặt phương án tăng vốn nhưng còn khó khăn. Cái lớn nhất còn có thể của BIDV là phát hành cho cổ đông chiến lược và phát hành riêng lẻ.

BIDV đã có nhà đầu tư nào muốn trở thành cổ đông chiến lược?

Có hơn 20 quỹ đầu tư quan tâm đến việc đầu tư vào BIDV và hiện tại có một số nhà đầu tư muốn trở thành cổ đông chiến lược của BIDV. Nếu bán cho cổ đông chiến lược trên 10% thì vẫn phải hỏi ý kiến các cổ đông.

Khi nào BIDV có Chủ tịch?

HĐQT sẽ bầu một người có quyền hạn thay vị trí Chủ tịch HĐQT.

Chi phí/thu nhập giảm thấp nhất 40%. Làm cách nào vừa đảm bảo vốn hỗ trợ cho khối kinh doanh vừa đảm bảo hiệu quả hoạt động ngân hàng?

Kết quả đã tích cực so với năm 2017. Ngân hàng rà soát tất cả nguồn thu và chi, thực hiện nhiều giải pháp để thắt chặt chi phí (cắt giảm gần 800 nhân viên) theo đúng chỉ tiêu NHNN tiết kiệm 7%.

Kết quả kinh doanh quý I/2018 tăng trưởng thế nào so với 2017?

Kết quả kinh doanh được BIDV cập nhật từng ngày. Tính đến 20/4, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng khoảng 2,3%, huy động vốn đạt 5% và lợi nhuận giữ lại tăng 25%, bằng 29% kế hoạch 2018.

Trích 2.393 tỷ đồng để chi trả cổ tức tiền mặt năm 2017 tỷ lệ 7%

Năm 2017, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 8.665 tỷ đồng, tăng trưởng 13%. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản (ROA) đạt 0,63%; tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 15%. BIDV dự kiến trích 2.393 tỷ đồng để chi trả cổ tức 7% bằng tiền mặt.

Tại thời điểm 31/12/2017, tổng tài sản BIDV đạt hơn 1.202 tỷ đồng, tăng trưởng 19,5% so với 2016. Tổng dư nợ tín dụng và đầu tư đạt 1.154 tỷ đồng, trong đó dư nợ tín dụng tổ chức kinh tế, cá nhân đạt 862.600 tỷ đồng, chiếm 13,7% toàn ngành. Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ là 1,4%; tỷ lệ nợ nhóm 2/tổng dư nợ là 3,4%.

Nguồn vốn huy động gần 1.125 nghìn tỷ đồng, trong đó huy động vốn tổ chức, dân cư đạt 933,8 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 17,4% so với năm trước, chiếm 12,8% thị phần toàn ngành.

Các chỉ tiêu an toàn thanh khoản, giới hạn đầu tư đảm bảo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước như hệ số LDR đạt 81,7%; tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn đạt 35,5%; hệ số CAR hợp nhất đạt 10,9%.

Khối công ty trực thuộc duy trì tăng trưởng ổn định, tổng lợi nhuận trước thuế của các công ty con đạt 665 tỷ đồng. Trong đó, CTCP Chứng khoán BIDV (BSC) đạt 208 tỷ đồng, Tổng công ty Bảo hiểm (BCI) đạt 186 tỷ đồng.

Cổ phiếu BIDV tăng 80% so với cuối năm trước, đạt 39.450 đồng/cp kết thúc phiên giao dịch 20/4. Thanh khoản trung bình 3,2 triệu cổ phiếu/phiên. Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài chiếm 2,35%; gấp 1,8 lần so với đầu năm.

dhdcd bidv ghe chu tich hdqt van trong
Diễn biến cổ phiếu BID trong 1 năm qua. (Nguồn: VNDirect)

Nhật Huyền

[LIVE] ĐHĐCĐ Vietcombank: Dư nợ cho CBBank vay 10.000 tỷ năm 2022 đã giảm về 1.000 tỷ vào cuối quý I
Ngân hàng dự kiến sẽ trình phương án tiếp tục dùng lợi nhuận của năm 2023 để chia cổ tức. Tuy nhiên, việc chia cổ tức theo hình thức nào (cổ phiếu hay tiền mặt) cần sự phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền.