|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

ĐHCĐ Ngân hàng ACB: Quý I ước lãi gần 600 tỷ đồng

09:19 | 10/04/2017
Chia sẻ
Tại đại hội thường niên 2017, cổ đông đã thông qua việc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (Mã: ACB) trả cổ tức 2016 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 10%. Dự kiến vốn điều lệ ACB tăng lên hơn 11.200 tỷ đồng.

Trước đó vào tháng 1/2017, ACB vừa hoàn tất trả cổ tức 2015 bằng cổ phiếu tỷ lệ 10%, tăng vốn điều lệ từ 9.376 lên 10.273 tỷ đồng.

11h40: Đại hội thông qua tất cả tờ trình

10h30: Đại hội thảo luận

Việc Eximbank và Sacombank có vấn đề nội tại, việc cạnh tranh của ACB sẽ ra sao?

Mỗi Ngân hàng có vẫn đề nội tại riêng, đối với ACB nhìn vào thị trường, khách hàng, ngân hàng cạnh tranh để có giải pháp phù hợp. ACB cho rằng đây là cơ hội nhưng không nhất thiết tăng trưởng bằng cạnh tranh.

ACB có tham gia gói 100.000 tỷ đồng nông nghiệp công nghệ cao hay tài trợ vốn cho start-up?

ACB tận dụng tối đa các cơ hội để tăng khả năng cạnh tranh và sinh lời của Ngân hàng.

ACB có kế hoạch mua lại công ty tài chính nào không?

Hiện ACB chưa thấy công ty tài chính nào phù hợp với chiến lược ngân hàng. Trong năm nay, ACB vẫn sẽ tiếp tục tìm kiếm công ty phù hợp để mua lại.

ACB có chiến lược gì để củng cố vị thế hiện tại?

Việc giảm đối thủ cạnh tranh hiện nay không đễ như trước. Trong huy động có kỳ hạn, ACB phải cạnh tranh với ngân hàng nhỏ có lãi suất cao hơn, ACB sẽ đa dạng thị trường bổ sung khác như bà nội trợ, người hưu trí. Tiền gửi không kỳ hạn ở những ngân hàng khối quốc dân có lượng khách hàng lớn, điều này buộc ACB phải có các dự án tăng tài khoản cá nhân, cải thiện chất lượng dịch vụ.

Lĩnh vực cho vay ACB phải cạnh tranh với VCB, BIDV, VietinBank. Theo đó, ACB sẽ tập trung nhóm khách hàng cá nhân có tài sản thế chấp, biên sinh lời cao, rủi ro phân tán.

Tóm lại, ACB đa dạng nhiều biện pháp cạnh tranh theo từng phân khúc. ACB ưu tiên chọn cải tiến quy trình dịch vụ thanh toán hơn là hy sinh biên lợi nhuận để tăng cạnh tranh.

Việc thu hồi nợ sẽ diễn ra tích cực trong quý II/2017

Kế hoạch bán nợ cho VAMC?

Cuối 2016 dư nợ VAMC là 1.500 tỷ đồng và ACB trích lập dự phòng 480 tỷ đồng. Năm 2017, ACB lên kế hoạch thu hồi 1.700 tỷ đồng, công tác thu hồi sẽ diễn ra tích cực trong quý II/2017.

Bao giờ ACB áp dụng Basel II?

ACB đang triển khai từ 2017. Quá trình áp dụng liên quan công tác tín dụng, ACB sẽ cơ cấu lại danh mục cho vay theo định hướng Basel II và để tăng cường khả năng sinh lời.

ACB có kế hoạch chuyển niêm yết từ HNX sang HOSE?

Trước kế hoạch sáp nhập hai Sở Chứng khoán và nhằm đảm bảo lợi ích cổ đông, ACB không có kế hoạch chuyển sàn.

Liên quan khoản nợ xấu Bầu Kiên, ACB sẽ giải quyết như thế nào?

Trong các khoản nợ của nhóm G6, đến hôm nay nợ xấu sau trích lập dự phòng là 1.500 tỷ đồng. Năm 2016, ACB thu nợ được 3.000 tỷ và trích lập 1.115 tỷ đồng. Theo lộ trình năm nay, ACB tích cực thu nợ chưa trích lập dự phòng, đối với nợ đã trích lập Ngân hàng sẽ xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi.

Quý I ước lãi gần 600 tỷ đồng

Lợi nhuận quý I/2017? Kế hoạch trích lập dự phòng 2017?

Dự kiến lợi nhuận trước thuế của toàn Tập đoàn 595 tỷ đồng. Kế hoạch trích lập dự phòng đảm bảo an toàn hoạt động và khả năng sinh lời trước thuế. ACB sẽ tiếp tục trích lập của nhóm G6 và nợ nhớm 3, 4, 5 theo quy định.

ACB có dự kiến bán cổ phiếu quỹ không?

Theo lộ trình Basel II, ACB hiện chưa có kế hoạch bán cổ phiếu quỹ trong năm nay.

ACB có bán bất động sản ở đường Mạc Đỉnh Chi không?

Năm 2016, ACB đã xem xét kế hoạch bán bất động sản đường Mạc Đỉnh Chi (phường Đakao, quận 1, TP HCM) nhưng với tình hình trước mắt, ACB cân nhắc sẽ xây trung tâm đào tạo của Ngân hàng ở đây.

Mục đích phát hành trái phiếu 2016 là gì? Năm 2017 ACB có kế hoạch huy động vốn từ trái phiếu không?

Nhằm tăng năng lực an toàn vốn của Ngân hàng, dự kiến áp dụng Basel II. Tổng hai đợt phát hành hơn 3.000 tỷ đồng, nhờ đó, huy động vốn năm qua của ACB đạt hiệu quả. Năm 2017, ACB ko có kế hoạch huy động trái phiếu cấp vốn 2.

Cơ cấu tiền huy động vốn của ACB?

Năm 2016, huy động tiền VNĐ mang lại lợi nhuận hơn và có tính chủ động hơn ngoại tệ, hiện nay 95% huy động của ACB là tiền đồng, còn lại 5% là USD.

Cách đây 2 năm, Standard Chartered (SC) có kế hoạch thoái vốn các khoản đầu tư ở thị trường Châu Á. Chiến lược đầu tư của SC thời gian tới tại Châu Á và ACB như thế nào? ST có những chiến lược gì tiếp tục hỗ trợ cho ACB?

Nếu có bán cổ phiếu của ACB thì chúng tôi tuân thủ theo luật pháp Việt Nam và điều lệ ACB.

Phía SC đã hỗ trợ rất nhiều cho ACB, đến thời điểm này chúng tôi thấy việc hỗ trợ không còn cần thiết nữa. Ngày hôm nay, HĐQT và Ban điều hành của ACB là những con người đủ năng lực và không còn cần sự hỗ trợ của SC.

Đại diện ACB cho hay, giai đoạn đầu Ngân hàng rất cần sự hỗ trợ của ST, đến hiện nay ACB chuyển sang giai đoạn hợp tác nhằm mang lại hiệu quả cho cả hai bên.

NHNN có thể xem xét thay đổi chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của ACB

10h05: Ông Nguyễn Văn Dũng – Cục trưởng Cục Thanh tra giám sát NHNN Chi nhánh TP HCM

Dưới góc độ cơ quan quản lý, đại diện NHNN việc xử lý nợ xấu của ACB về cuối 2016 là 0,88%; nợ nhóm 1 và 2 là 1,44%. Để có được kết quả này, việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro được ACB thực hiện tích cực. Song song đó, ACB kiểm soát tín dụng để không làm phát sinh nợ xấu mới.

Quá trình tái cơ cấu 2016 – 2020 sẽ giải quyết những vấn đề tồn động của giai đoạn 2012 – 2015 chưa xử lý được. NHNN khẳng định ACB đi đúng mục tiêu, lộ trình và biện pháp nợ xấu, giả quyết tồn tại của một trong bốn vấn đề gồm 6 công ty cũ, sở hữu chéo, các khoản nợ liên ngân hàng và nợ từ Vinashin.

Năm 2017 sẽ là thời gian ACB giải quyết các vấn đề tồn đọng của giai đoạn 2012 – 2015. Trong bối cảnh hiện nay lợi nhuận cao chưa phải là tốt mà quan trọng là lợi nhuận bền vững. Để có được điều này cần phải phân loại nợ xấu đúng với quy định, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ.

Thứ ba là vấn đề cổ tức, phía NHNN đánh giá cổ tức năm 2016 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 10% để ACB nâng cao năng lực vốn và phát triển bền vững hơn.

Liên quan đến tăng trưởng tín dụng chung của hệ thống là 18%, ACB trong quy mô hiện nay có tỷ lệ cho vay chiếm khoảng 80% vốn huy động thì mức tăng trưởng 16% của ACB sẽ đạt con số tuyệt đối khá lớn. NHNN cũng sẽ xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của ACB tùy theo tình hình thực tế.

Liên quan đến luật hóa tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu, ông Dũng cho hay, tái cơ cấu ở đây thực hiện đối với tất cả ngân hàng ở mọi quy mô, tuy nhiên tùy mỗi ngân hàng sẽ có hướng triển khai khác nhau. Do đó, ACB cũng nằm trong kế hoạch tái cơ cấu chung của hệ thống.

NHNN đánh giá các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, huy động vốn và lợi nhuận của ACB có thể đạt được thành công trong năm 2017.

Để thực hiện định hướng 2017, NHNN lưu ý ACB cần xây dựng kế hoạch tái cơ cấu 2017 – 2020 để trình NHNN phê duyệt, xem xét. Ngoài ra, việc tái cơ cấu cần có lộ trình cụ thể. Điều quan trọng là kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng, gắn liền với xử lý nợ xấu.

Theo ông Dũng, thực tế nợ xấu hệ thống ngân hàng dưới 3% nhưng thị trường vẫn tiềm ẩn rủi ro làm tỷ lệ này có thể gia tăng. Qua đó, ACB cần phải chú ý đến các khoản nợ tái cơ câu theo Quyết định 70 có nguy cơ quay trở lại; các khoản đầu tư trái phiếu nếu không thu được các khoản lãi dự thu cũng tiềm ẩn rủi ro.

Mặt khác, năng lực quản trị, kiểm soát nội bộ cần ACB tiếp tục nâng cao, đây là nội dung bắt buộc trong tái cơ cấu ngân hàng. Đối với các khuyến nghị cảnh báo của công ty kiểm toán, NHNN… ACB vẫn phải chú ý, ông Dũng nhấn mạnh.

9h55: Chủ tịch Trần Hùng Huy phát biểu về kế hoạch 2017

Năm 2017, Ngân hàng kiên trì mục tiêu khách hàng bán lẻ và củng cố quan hệ khách hàng doanh nghiệp. Đồng thời, ACB giải quyết dứt điểm các vẫn đề quá khứ theo lộ trình đã được phê duyệt. Theo đó kết thúc 2017, ACB cơ bản có được nền tảng để tăng tính cạnh tranh tốt hơn.

9h10: Ban Giám đốc và Ban kiểm soát báo cáo tình hình hoạt động 2016 và kế hoạch kinh doanh 2017

9h: Đại hội bắt đầu

ĐHĐCĐ thường niên ACB diễn ra sáng 10/4 với sự tham gia của 65,67% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

dhcd ngan hang acb quy i uo c la i ga n 600 ty do ng
ĐHĐCĐ thường niên ACB diễn ra sáng 10/4/2017. (Ảnh: Tiến Vũ).

Theo tờ trình được công bố tại đại hội, với vốn điều lệ mới, tỷ lệ sở hữu của một số cổ đông lớn cũng sẽ tăng theo. Cụ thể, nhóm cổ đông ngoại gồm Standard Chartered APR tăng lên 8,84%; Limited Connaught Investors LTD là 7,32% vốn; Dragon Financial holdings (DC) 6,87% và Standard Chartered (Hong Kong) là 6,28%.

Cổ đông nội bộ đáng chú ý như Chủ tịch Trần Hùng Huy tăng sở hữu lên 3,09%, Thành viên HĐQT Trần Mộng Hùng là 1,78%.

dhcd ngan hang acb quy i uo c la i ga n 600 ty do ng Cổ phiếu ở đỉnh cao 5 năm, ai đang là cổ đông ngoại trung thành của ACB?

Tăng vốn điều lệ lên 11.259 tỷ đồng

Để củng cố hoạt động của ACB và các chi nhánh, trong năm nay Ngân hàng trình cổ đông kế hoạch tăng vốn thêm 986 tỷ đồng thông qua phát hành khoảng 98,59 triệu cổ phiếu để chia cổ tức 2016 tỷ lệ 10% (trên số cổ phiếu đang lưu hành là 985,9 triệu cổ phiếu). Dự kiến vốn điều lệ mới của ACB sẽ tăng lên 11.259 tỷ đồng. Thời điểm thực hiện dự tính hoàn thành trong năm 2017.

Ngân hàng cho hay, việc tăng vốn là nhu cầu cần thiết nhằm bổ sung vốn trung và dài hạn để đáp ứng giới hạn liên quan đến cấp tín dụng, đồng thời có thêm nguồn vốn đầu tư cho hệ thông công nghệ thông tin, cơ sở vật chất, hệ thống quản trị rủi ro với số tiền cần khoảng 1.085 tỷ đồng.

dhcd ngan hang acb quy i uo c la i ga n 600 ty do ng
(Nguồn: ACB).

Kế hoạch tăng trưởng tín dụng 16%, lợi nhuận 32%

Với vốn điều lệ mới, ACB đặt mục tiêu tín dụng, huy động tiền gửi khách hàng, tổng tài sản 2017 cùng tăng trưởng 16%. cũng tăng 16%. Tỷ lệ nợ xấu dưới 2%. Lợi nhuận trước thuế của Tập đoàn khoảng 2.205 tỷ đồng, tăng tưởng 32% so với kết quả của 2016. Đồng thời, ACB trình cổ đông mức thù lao cho Hội đồng quản trị năm nay là 8,5 tỷ đồng (tăng khoảng 20% so với 2016) và Ban kiểm soát là 3,9 tỷ đồng (tăng 12,5%).

dhcd ngan hang acb quy i uo c la i ga n 600 ty do ng
Hồi tháng 1/2017, ACB tăng vốn điều lệ lên 10.273 tỷ đồng sau khi phát hành 89,6 triệu cổ phiếu để trả cổ tức 2015 với tỷ lệ 10%. (Nguồn: ACB).

Ngoài ra, năm nay ACB sẽ đẩy mạnh tín dụng khách hàng cá nhân, doanh nghiệp nhỏ; cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng nhằm tăng thu nhập phí từ hoạt động dịch vụ., Ngân hàng cũng tập trung xử lý, thu hồi nợ xấu; tái cấu trúc nguồn lực Hội sở và Chi nhánh & Phòng Giao dịch và mở thêm 7 Phòng Giao dịch.

Tiến Vũ