|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Đại diện Hiệp hội DN Nhật Bản hiến kế để kinh tế Việt Nam phát triển theo hình chữ V

11:42 | 09/05/2020
Chia sẻ
Đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (Jetro) nhận định, mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nhưng trên thực tế, Việt Nam vẫn đạt những thành tích đáng nể.

Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ và doanh nghiệp lần thứ 4 diễn ra tại Hà Nội sáng 9/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh trước những thách thức trên toàn cầu do đại dịch COVID-19, hội nghị cần phải tập trung hơn nữa vào các giải pháp nhằm tái khởi động nền kinh tế, phấn đấu GDP năm 2020 đạt mức tăng trưởng trên 5% chứ không phải như dự báo của các tổ chức quốc tế là khoảng 2,55%; đặc biệt phải giữ kiểm soát lạm phát dưới 4%.

Đại diện Hiệp hội DN Nhật Bản hiến kế để kinh tế Việt Nam phát triển theo hình chữ V - Ảnh 1.

Ảnh minh họa (nitrocdn.com)

Phát biểu tại Hội nghị, đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (Jetro) nhận định, mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nhưng trên thực tế, Việt Nam vẫn đạt những thành tích đáng nể.

Cụ thể, tăng trưởng GDP quí I/2020 đạt 3,8%. Trong 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,5% và xuất siêu đạt 10,2 tỉ USD, góp phần quan trọng vào xuất siêu của cả nước.

Để nền kinh tế Việt Nam sớm hục hồi và phát triển theo hình hình chữ V hậu dịch COVID-19, Jetro đưa ra ba kiến nghị:

Một là tiếp tục thu hút đầu tư và tăng cường chuỗi cung ứng. Hiệp hội sẽ tiếp tục hỗ trợ việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Nhật Bản vào Việt Nam và gia tăng sự đóng góp của các công ty đang hoạt động tại Việt Nam.

Ngoài ra, để các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục mở rộng đầu tư vào khu vực, doanh nghiệp Nhật Bản sẽ thực hiện hợp tác với các doanh nghiệp tiềm năng tại Việt Nam để khai thác thị trường mới, từ đó xây dựng một hệ thống chuỗi cung ứng bền vững.

Hai là thúc đẩy kế hoạch hành động sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản. Sáng kiến này do Bộ KH&ĐT đứng ra làm đầu mối chỉ đạo thúc đẩy khởi nguồn từ năm 2003. Những nội dung trao đổi trong sáng kiến này tạo điều kiện để doanh nghiệp Nhật Bản có thêm cơ hội mở rộng đầu tư ra nước ngoài nhằm giải quyết những vấn đề tồn đọng trong quá trình thực hành.

"Chúng tôi đề nghị Chính phủ Việt Nam tiếp tục duy trì kênh đối thoại này đồng thời bước vào giai đoạn với một số chủ đề mới để bảo tồn chính sách hậu COVID-19 như cải cách năng lượng, giao lưu lao động, tiếp tục trao đổi ý kiến nhằm tăng cường hợp tác trong thời gian tới", đại diện Jetro cho hay.

Ba là chính sách hậu COVID-19. Theo đại điện Jetro, năm 2020 là một năm đầy thách thức đối với Chính phủ Việt Nam khi phải thực hiện hiện mục tiêu kép là đẩy lùi dịch bệnh và phát triển kinh tế.

Đối với mục tiêu thứ hai, mặc dù việc cho phép nguồn nhân lực ngoài nước được nhập cảnh nhằm đảm bảo vận động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất để đóng góp cho sự hồi phục kinh tế là có giới hạn nhằm kiểm soát dịch bệnh nhưng điều này vô cùng cần thiết.

Do đó, vị đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam kiến nghị Chính phủ có thể xem xét các biện pháp đặc biệt để cho phép nhập cảnh và cấp giấy phép lao động cho các trường hợp dưới đây:

Một là đảm bảo tính hợp lệ việc gia hạn giấy phép lao động, visa của người nước ngoài và gia đình hiện đang cư trú và làm việc tại Việt Nam.

Hai là cấp giấy phép lao động mới cho những người đã nhập cảnh vào Việt Nam và những người đã, đang chuẩn bị hoàn thiện hồ sơ xin giấy phép lao động.

Ba là cấp visa, giấy phép nhập cảnh và giấy phép lao động cho các nhân viên mới được phái cử sang Việt Nam sinh sống và làm việc.

Cuối cùng là cấp visa, giấy phép nhập cảnh cho những nhân viên sang Việt Nam công tác và làm việc.

Hà Lê