|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Thúc đẩy kinh tế Việt Nam sau dịch: Nhanh nhất là đầu tư hạ tầng và bất động sản?

22:05 | 06/05/2020
Chia sẻ
Các biện pháp y tế quyết liệt đã giúp Việt Nam kiểm soát COVID-19 thành công, nhưng đồng thời cũng gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế. Giờ đây, Việt Nam cần tập trung vào việc thúc đẩy tăng trưởng GDP trong năm 2020 và thời gian sau.
Thúc đẩy kinh tế Việt Nam sau dịch: Nhanh nhất là đầu tư hạ tầng và bất động sản? - Ảnh 1.

Thủ đô Hà Nội nhìn từ trên cao. Ảnh: Đức Quyền.

Chính phủ đã công bố hàng loạt biện pháp tài khóa để giảm thiểu tác động của COVID-19 đến kinh tế, ví dụ như chi tiền hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn hay giãn thuế cho doanh nghiệp.

Bên cạnh những biện pháp này, VinaCapita tin tưởng rằng còn có những cách khác chính phủ Việt Nam có thể thực hiện để thúc đẩy nền kinh tế, cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn.

Cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã yêu cầu các ngân hàng thương mại hợp tác để giúp đỡ doanh nghiệp địa phương bằng cách tăng cường cung cấp các khoản vay với lãi suất thấp hơn mặt bằng chung của thị trường. 

Các ngân hàng thương mại Việt Nam đã tái cơ cấu các khoản nợ trị giá 44 tỉ USD được cấp cho những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi COVID-19. Ngoài ra, những doanh nghiệp thuộc diện này cũng được cấp các khoản vay mới với tổng giá trị 22 tỉ USD. 

Bất chấp những nỗ lực trên, nhiều doanh nghiệp đã phản ánh rằng họ đã không thể tiếp cận các khoản vay để tài trợ cho vốn lưu động hoặc trả lương cho nhân viên. Dường như một số ngân hàng đã ngần ngại khi xem xét cấp tín dụng cho doanh nghiệp do lo rằng doanh nghiệp sẽ không thể hoàn trả nợ vay.

Để khắc phục tình trạng này, chính phủ Việt Nam có thể bảo lãnh cho các khoản vay của những doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Như vậy, chính phủ chỉ mất tiền trong trường hợp doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. 

Phát triển cơ sở hạ tầng để kích thích kinh tế ngay lập tức

Theo VinaCapital, cách tốt nhất để chính phủ kích thích nền kinh tế ngay lập tức là đẩy mạnh chi tiêu cho cơ sở hạ tầng.

Lí do đầu tiên và quan trọng nhất là vì những lao động tay nghề thấp là những người chịu rủi ro mất việc lớn nhất do tác động kinh tế của COVID-19. 

Tại Mỹ, ảnh hưởng từ COVID-19 đã khiến 30 triệu người rơi vào cảnh thất nghiệp. Do vậy, chính phủ Mỹ hiện đang xây dựng một dự án phát triển cơ sở hạ tầng trị giá 1.000 tỉ USD để giúp nhanh chóng tạo công ăn việc làm cho những lao động này.

Trong cuộc Đại Khủng hoảng 1929, các chương trình cơ sở hạ tầng của chính phủ Mỹ đã tạo ra việc làm cho hơn 8 triệu người lao động tay nghề thấp (tương đương 6,4% dân số Mỹ bấy giờ). Ngoài ra, các dự án này cũng giúp gia tăng đáng kể năng lực sản xuất điện của Mỹ, góp phần đưa Mỹ trở thành quốc gia công nghiệp hùng mạnh nhất thế giới.

Tương tự, sau cuộc Khủng hoảng tài chính châu Á 1997 và suy thoái toàn cầu 2008, chính phủ Trung Quốc cũng chi tiêu rất nhiều cho các dự án hạ tầng, giúp thúc đẩy năng lực công nghiệp của nước này.

Hai ví dụ trên cho thấy lí do thứ hai vì sao Việt Nam nên tập trung nỗ lực để xây đường xá, cảng biển và phương tiện công cộng: những cơ sở hạ tầng này sẽ tăng cường đáng kể khả năng thu hút vốn FDI và tiềm năng tăng trưởng trong tương lai.

Hỗ trợ việc làm cho công nhân may mặc

Rất nhiều công nhân trong ngành may mặc có thể sẽ bị sa thải. Xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong quí I đã giảm 9% so với cùng kì. Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) dự kiến xuất khẩu dệt may toàn năm 2020 có thể sẽ giảm 15%.

Một số doanh nghiệp may mặc đang chuyển sang sản xuất thiết bị bảo hộ cá nhân ví dụ như khẩu trang. Nhu cầu cho các sản phẩm này trong nhiều năm tới sẽ cực kì lớn, do người tiêu dùng Mỹ và châu Âu ngày càng cảnh giác với những sản phẩm y tế từ Trung Quốc.

Nếu chính phủ trực tiếp hỗ trợ để những công ty may mặc nhỏ chuyển đổi sang việc sản xuất đồ bảo hộ y tế, đây sẽ là một cách rất hữu hiệu để duy trì việc làm cho một lượng lớn công nhân, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng GDP.

Thúc đẩy các doanh nghiệp liên quan đến y tế

Các sản phẩm và dịch vụ y tế sẽ tiếp tục được săn đón trong nhiều năm tới. Do vậy, sẽ rất tốt nếu Việt Nam có thể thu hút vốn FDI vào các lĩnh vực giá trị cao như sản xuất thiết bị y tế.

Ngoài ra, chính phủ Việt Nam cũng nên giúp đỡ phát triển các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho ngành công nghiệp dược phẩm. Các công ty này sẽ tổ chức các cuộc thử nghiệm y tế về các loại thuốc mới và xử lí các qui trình hành chính thay mặt các công ty dược.

Hiện tại, Việt Nam đã có một số doanh nghiệp hỗ trợ ngành công nghiệp dược phẩm. VinaCapital tin rằng một số khu vực như Huế có thể sẽ hình thành những "cụm" doanh nghiệp trong lĩnh vực này nhờ Huế có đại học nổi tiếng và uy tín về học thuật. 

"Phá băng" thị trường bất động sản

Theo VinaCapital, cách nhanh nhất để chính phủ thúc đẩy tăng trưởng GDP năm 2020 là phê duyệt các dự án bất động sản đã được lên kế hoạch từ trước. Những dự án phát triển bất động sản không có các vướng mắc về pháp lí nên được cho phép tiến hành ngay lập tức.

Giá nhà ở tại các thành phố lớn của Việt Nam mới chỉ giảm khoảng 5-10% trong năm nay. Trong khi đó, giá nhà ở tại nhiều thành phố trên thế giới đã trượt dốc hơn nhiều. Hiện tượng này chỉ ra rằng nguồn cung nhà ở tầng lớp trung lưu mới nổi ở Việt Nam vẫn còn thiếu hụt đáng kể so với nhu cầu.

Thu hút vốn FDI chất lượng cao

Theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Harris Polling trong tháng này, hơn 70% người Mỹ nghĩ rằng doanh nghiệp Mỹ nên thu hẹp qui mô sản xuất tại Trung Quốc.

Ngày càng có nhiều bài báo trên các ấn phẩm như The Economist và Foreign Policy, và các tổ chức đầu tư quốc tế như JETRO và AT Kearny tin rằng Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ xu hướng các quốc gia dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư nên có đưa ra những giải pháp từ bây giờ để thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao đến Việt Nam. Ví dụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có thể quảng bá những biện pháp đã giúp Việt Nam thành công trong việc kiểm soát đại dịch COVID-19.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Giang

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.