|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Đại chiến truyền thông giữa Milo - Ovaltine: Nghịch lý của sự lựa chọn

08:03 | 30/09/2018
Chia sẻ
Những ngày qua, đại chiến truyền thông giữa Milo và Ovaltine trở lên nóng hổi. Nếu Milo chọn slogan "Nhà vô địch làm từ Milo", thì Ovaltine với slogan "Chẳng cần vô địch, chỉ cần con thích".

Ở bài viết này, người viết xin phép không bình luận dưới góc độ pháp lý mà bình luận dưới góc độ đơn thuần truyền thông.

Khi cuộc đại chiến truyền thông giữa Milo – Ovaltine nổ ra, đã có nhiều ý kiến bình luận khen-chê, so sánh, bình phẩm xem: Ai cao tay hơn, ai chịu thiệt hơn, có đúng luật không, có thể khởi kiện không… Đó, thực ra cũng là chuyện bình thường bởi mỗi người có quan điểm nhưng nếu xét ở góc độ truyền thông, người viết khẳng định rằng, đây là câu chuyện truyền thông thú vị, và cả hai bên.. “đều thắng”.

Một trong những nhà nghiên cứu tâm lý xã hội uy tín của New York hiện tại, giáo sư Barry Schwartz như nắm bắt trào lưu Paradox để viết quyển sách Paradox of Choice (Nghịch lý của sự lựa chọn - đã có bản dịch tiếng Việt). Paradox vốn dĩ hiện hữu trong mọi góc cạnh của cuộc sống khi chúng ta luôn đắn đo giữa trái và phải, giữa đúng và sai hay tích cực và tiêu cực trong cùng vấn đề.

dai chien truyen thong giua milo ovaltine nghich ly cua su lua chon
Đại chiến truyền thông giữa Milo - Ovaltine: Gay cấn ngay từ hiệp đầu!

Phân tích Paradox luôn luôn là điều thú vị, nhất là sự liên hệ Paradox với tư duy mở, liên quan đếm tâm lý cho những ai thường có thói quen tư duy một chiều thì nên xem Paradox là liều thuốc cân bằng tâm lý hữu hiệu.

Barry Schwartz mượn nghịch lý để dẫn giải 2 nhóm thói quen tư duy, một là khuynh hướng “người cầu toàn” hai là khuynh hướng “người tri túc” làm nhắc nhớ đến câu nói nổi tiếng của Lão Tử ‘tri túc tiện túc hà thời túc’ nhấn mạnh quan điểm sống cân bằng, biết rõ mặt trái của sự cầu toàn và tìm đến lối sống lành mạnh dựa trên sự cân bằng các giá trị và nỗ lực của bản thân…

Một xã hội biết cân bằng giữa giá trị cá nhân và giá trị cộng đồng sẽ tạo ra sự thăng bằng là nền tảng của phát triển ổn định, nghĩa là phát triển nhanh nhờ sự cân bằng

Qua câu chuyên cạnh tranh quảng cáo giữa Ovaltine với Milo có thể phân tích dưới góc nhìn triết lý giáo dục giữa 2 luồng quan điểm “người cầu toàn” với mục tiêu của phụ huynh cho con là “nhà vô địch”; quan điểm thứ hai đó là “người tri túc” với quan điểm motivational (khuyến khích) và tư duy tích cực.

Cũng như giáo sư Barry Schwartz đã giải thích và kết luận tỷ lệ người “cầu toàn” đi đến khuynh hướng bị stress và mất phương hướng rất cao vì họ không bào giờ biết hài lòng với sự lựa chọn của mình và luôn luôn chịu áp lực “vô địch” trong khi người tri túc thì biết hài lòng với những gì mình có, cho dù xung quanh có thể có người hơn mình.

“Vô địch” là một khái niệm chung không thể độc quyền bởi Milo. Chọn “vô địch” hay không đều đúng, và đó là nguyên lý Paradox mà theo đó Ovaltine khơi mào cuộc chiến lý thú này. Nếu phân tích kỹ hơn nữa Milo khi đưa ra khẩu hiệu “Nhà vô địch làm từ Milo” đã sai về mặt giáo dục và sức khoẻ và cả về nội dung nghĩa đen của chính câu nói. Không có nhà vô địch nào được làm ra từ Milo cả.

Trong nguyên lý định vị của marketing và quảng cáo, chiến lược “khác biệt” luôn luôn tạo ra những phần thắng bất ngờ và sáng tạo. Cũng như chúng ta thấy trong câu chuyện cạnh tranh quảng cáo giữa Ovaltine và Milo. Định vị so sánh khác biệt của Ovaltine sẽ có một lượng fan 50% không thua kém so với thông điệp “nhà vô địch” của Milo. Bởi thực tế trong 100 người cố gắng thi đấu thì chỉ có một vài “nhà vô địch” đúng theo nghĩa đen, tức là những người lên bục nhận giải thường, và đồng nghĩa với 90 người kia bị loại.

Vì vậy, nếu phụ huynh khuyên con họ không nhất thiết phải là nhà vô địch không có gì sai, thậm chí rất ý nghĩa vì thông điệp này kích thích sáng tạo tìm ra sự khác biệt. Cuộc sống cho thấy không phải tất cả những trẻ em được điểm 10 sau này đều thành đạt trong cuộc sống. Có những nhiều người start-up và làm kinh doanh khởi nghiệp, hay sáng tạo nghệ thuật và thành công khi còn trên ghế nhà trường, trong đó có cả những vĩ nhân như Steve Jobs…

Chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang