|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Cuộc đua về bao gói bền vững trong ngành mĩ phẩm

22:32 | 09/05/2020
Chia sẻ
Làm đẹp "sạch" ngày nay không chỉ liên quan tới những thứ bên trong sản phẩm, mà cũng liên quan tới qui trình sản xuất và đóng gói sản phẩm.

Bền vững là đề tài "nóng hổi" đối với gần như mọi ngành, nhưng trở nên đặc biệt quan trọng ngành hàng tiêu dùng đóng gói (CPG) - ngành có rất nhiều sản phẩm có bao, gói mà người mua chỉ dùng một lần.

Người tiêu dùng, đặc biệt là thế hệ sinh sau từ năm 1980, đang dẫn đầu xu hướng từ bỏ những bao bì đóng gói bằng nhựa. Xu hướng ấy đang tăng tốc trong bối cảnh qui định của chính phủ ở châu Âu và Mỹ thôi thúc các doanh nghiệp CPG thực thi những giải pháp mang tính bền vững.

Để tận dụng xu hướng, các doanh nghiệp mĩ phẩm đang tăng mức đầu tư vào các sáng kiến và công nghệ phát triển bền vững.

THE RACE TOWARDS SUSTAINABLE PACKAGING - Ảnh 1.

Dùng gói giấy, tái chế là những giải pháp mà nhiều thương hiệu mĩ phẩm đang áp dụng để tạo sự bền vững trong việc đóng gói sản phẩm. Ảnh: INC

Ví dụ, Unilever đã cam kết giảm mức sử dụng nhựa và đặc biệt là giảm một nửa mức sử dụng nhựa được sản xuất mới hoàn toàn vào năm 2025. Trước đó, L’Oreal đã đầu tư vào Carbios, một công ty công nghệ sinh học chuyên phát triển công nghệ tái chế nhựa, và cũng tuyên bố họ sẽ chuyển sang bao bì, gói mĩ phẩm bằng giấy vào năm 2020.

Nhiều nhà bán lẻ mĩ phẩm - như Sephora - đang thử nghiệm chương trình tái chế, theo Glossy.

Nhằm giảm lượng phát thải carbon, các thương hiệu mĩ phẩm - cả lớn lẫn nhỏ - đang sử dụng loại bao bì, vỏ có thể tái chế và tái sử dụng.

Seed Phytonutrients, công ty công nghệ mĩ phẩm do tập đoàn L’Oreal đỡ đầu, đã tung ra loại chai giấy có khả năng tái chế nhờ hợp tác với Ecologic, một startup sản xuất nguyên liệu bao gói bền vững.

Hàng loạt thương hiệu mĩ phẩm khác không chỉ xây dựng thế mạnh bằng sản phẩm, mà còn bằng cả bao gói bền vững.  Chẳng hạn, một công ty có tên HiBar đang cung cấp các bánh dầu gội và dầu xả để giảm thiểu hoạt đông đóng gói.

Cửu Dương