|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Cuộc chiến sinh tồn của gã nghiện công nghệ nhút nhát trong mảng chia sẻ xe đạp (Phần 2)

23:31 | 18/11/2018
Chia sẻ
Hellobike vươn lên vị trí số ba trong mảng chia sẻ xe đạp hồi đầu năm nay. Tuy nhiên, không có công ty nào trong tốp ba này có khả năng tạo lợi nhuận.
cuoc chien sinh ton cua ga nghien cong nghe nhut nhat trong mang chia se xe dap phan 2 Cuộc chiến sinh tồn của gã nghiện công nghệ nhút nhát trong mảng chia sẻ xe đạp (Phần 1)

Yang Lei cho rằng những cuộc cạnh tranh khốc liệt trong ngành kinh doanh chia sẻ xe đạp là do ngành vẫn còn ở giai đoạn bắt đầu. Anh cho biết: “Chúng tôi đã sẵn sàng trợ cấp cho dịch vụ chia sẻ xe đạp trong dài hạn”.

Theo Sun Naiyue, một nhà phân tích của công ty nghiên cứu thị trường Analysys, cùng với việc chiếm lĩnh thị trường tại những thành phố loại một như Thượng Hải, Hellobike đang dấn sâu hơn vào ngành công nghiệp vận tải bằng cách tích hợp dịch vụ gọi xe Dida vào ứng dụng của công ty. Sun bình luận: “Cải thiện hiệu quả vận hành trong khi vẫn duy trì khả năng huy động vốn là một thách thức đối với công ty”.

Hellobike gia nhập tương đối trễ vào cơn sốt dịch vụ chia sẻ xe đạp Trung Quốc. Họ bắt đầu từ năm 2016, khi những công ty tiên phong như Ofo hay Mobike đã gọi vốn hàng tỉ USD, tiếp tục thống lĩnh thị trường lân lượt ở vị trí số một và số hai. Hellobike vươn lên vị trí số ba đầu năm nay. Tuy nhiên, không có công ty nào trong tốp ba này có khả năng tạo lợi nhuận.

cuoc chien sinh ton cua ga nghien cong nghe nhut nhat trong mang chia se xe dap phan 2
Một người đàn ông cao niên thao tác trên điện thoại để dùng xe đạp của Hellobike. Ảnh: SCMP

Yang quyết tâm gia nhập ngành công nghiệp chia sẻ xe đạp sau lần đầu tiên sử dụng dịch vụ của Mobike ở Thượng Hải.Viễn cảnh một doanh nghiệp có thể phục vụ hàng chục triệu người thôi thúc anh khởi nghiệp. Động lực này đủ lớn đểanh có động lực cống hiến toàn bộ thời gian từ đầu năm 2017 đến cuối năm ngoái để gặp gỡ các nhà đầu tư tiềm năng – tổng số tất cả là 200 người, hay nói cách khác, trung bình mỗi ngày anh gặp một người.

“Tôi biết tôi sẽ phải gây ấn tượng với nhà đầu tư ngay từ lần gặpđầu. Nếu không, tôi sẽ hoàn toàn mất cơ hội gọi vốn từ nhà đầu tư đó., Hồi ấy, chúng tôi đã suýt trả lương chậm vài lần”, Yang chia sẻ.

Mặc dù vậy, thậm chí trong những thời điểm khó khăn nhất, Yang đã từ chối lời mời của một số nhà đầu tư vì “điều khoản của họ không chấp nhận được”. Anh không tiết lộ cụ thể các điều khoản và tên của những nhà đầu tư đó.

cuoc chien sinh ton cua ga nghien cong nghe nhut nhat trong mang chia se xe dap phan 2
Yang Lei muốn học tiếng Anh để có thể nói chuyện lưu loát với nhà đầu tư quốc tế nếu anh mở rộng mô hình kinh doanh Hellobike ra nước ngoài. Ảnh: All Tech Asia

Niềm đam mê công nghệ và internet của Yang bắt nguồn từ một bộ điều khiển trò chơi Subor anh nài nỉ cha mua khi anh tám tuổi. Bộ điều khiển đó có giá hơn 1000 nhân dân tệ, được cho là một món hàng xa xỉ tại Trung Quốc trong những năm 90.

Chàng kỹ sư chơi games trong suốt thời niên thiếu cho đến khi học đại học, nơi anh được mệnh danh là “Da Niu” (chuyên gia) vì anh luôn thắng. Thậm chí ngày nay các nhân viên và các nhà đầu tư vẫn goi anh bằng biệt danh này.

Yang bắt đầu công việc kinh doanh đầu tiên khi vẫn còn học đại học. Công việc này liên quan đến công nghệ nhưng nghe không hoa mỹ – bán các linh kiện điện tử cho các cửa hàng sửa máy tính - nhưng lại sinh lời cao và giúp Yang xây dựng một nguồn dự trữ tiền mặt cho những thương vụ táo bạo trong tương lai.

Đứng thứ 3 trong thị trường chia sẻ xe đạp khốc liệt tai Trung Quốc không phải điều dễ dàng

Những thương vụ tiếp theo của Yang đều liên quan đến công nghệ, giúp các khách hàng tìm lái xe và chỗ đỗ xe đã được chỉ định thông qua nền tảng trực tuyến. Anh chia sẻ: “Làm một doanh nhân là cách tuyệt vời nhất tôi sống cuộc đời của tôi”.

Vài nhân viên của Hellobike kể rằng Yang hơi căn cơ, tiết kiệm. Anh không có trợ lý riêng, không chọn những chuyến bay hạng thương gia, và cho rằng chi phí tổ chức lễ kỷ niệm hai năm thành lập công ty ở Bến Thượng Hải vào tháng 9 là không cần thiết.

Tuy nhiên, Yang cho biết anh có thể sẽ tạo một ngoại lệ và thuê trợ lý để giúp anh thực hành tiếng Anh. Chàng kỹ sư chia sẻ: “Tôi chưa có kế hoạch mở rộng thị trường ra nước ngoài nhưng nếu có ngày đó, tôi hy vọng tôi có thể giao tiếp thông thạo tiếng Anh với các nhà đầu tư nước ngoài và khách hàng”.

Không muốn nói về bản thân nhưng Yang lại rất thích nói chuyện với các ứng viên. Anh đích thân phỏng vấn khoảng 1.000 người trong khoảng thời gian anh làm việc tại Hellobike. Ngay trước buổi phỏng vấn này, anh đã gặp nhân sự cho một vị trí lập trình. “Tôi thích dành thời gian phỏng vấn mọi người”, Yang nói. “Tôi muốn thật nhiều nhân tài được khuyến khích phát triển tại công ty trong những năm tới”.

Hồng Vân