|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

COVID-19 khiến thế hệ Millennials cạn tiền để dành nghỉ hưu, đối mặt với khủng hoảng tài chính trước tuổi 40

16:45 | 02/09/2021
Chia sẻ
Thế hệ Millennials phải đối mặt với hai cuộc khủng hoảng tài chính trước 40 tuổi. Đại dịch COVID-19 khiến nhóm nhân khẩu trên cạn kiệt quỹ hưu trí và tích thêm nhiều khoản nợ.

Tháng 2/2020, Brittany Jones đặt nhiều kỳ vọng vào việc kinh doanh cho thuê Airbnb tại Atlanta. Các phòng đều được khách đặt chỗ trong thời gian ngắn ngay sau khi ra mắt. Người mẹ đơn thân 34 tuổi đã sớm đổ tiền tiết kiệm khó kiếm được của mình vào công việc kinh doanh khi nước Mỹ phỏng toả vì COVID-19 khiến mọi thứ tạm dừng. Cô chia sẻ về khoản thời gian này với The New York Times rằng: "Điều quan trọng nhất với tôi là cố gắng duy trì hoạt động kinh doanh trong suốt đại dịch".

Hơn một năm sau, phần lớn số tiền tiết kiệm 10.000 USD mà cô ấy đã bỏ vào và 20.000 USD nợ thẻ tín dụng vẫn chưa thể thanh toán. "Bây giờ tôi đang ở thời điểm mà đáng lẽ phải kiếm ra tiền từ công việc kinh doanh, thế nhưng tôi vẫn là một người đang lo sợ", Jones nói.

Nhiều người thuộc thế hệ Millennials đã bước vào tuổi trưởng thành vào khoảng năm 2008. Thời điểm đó là giai đoạn suy thoái kinh tế tồi tệ nhất lịch sử, thường được gọi là Đại suy thoái. Chỉ một thập kỷ sau cuộc khủng hoảng trên, đại dịch COVID-19 đã phá hủy hoạt động thương mại và khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt. 

Với số tiền tiết kiệm được tiêu hết và tài khoản hưu trí rút bớt, thế hệ Millennials đang phải trải qua thời kỳ mà sự an toàn tài chính hưu trí bị ảnh hưởng nặng. Nhiều người sợ hãi khi nghĩ đến việc bổ sung vào quỹ khẩn cấp hay tài khoản hưu trí lại từ đầu. Những người khác thậm chí không biết nên bắt đầu từ đâu hoặc như thế nào.

Brittany Jones là một phụ nữ da đen, gần đây đã nộp đơn xin vay theo Paycheck Protection Program nhưng bị từ chối mà không có lời giải thích. Một cuộc khảo sát vào tháng 12 của Liên minh Reimagine Main Street cho thấy, các doanh nhân da đen như Jones được chấp thuận Paycheck Protection Program chỉ bằng một nửa so với các chủ doanh nghiệp nhỏ người da trắng.

Người phụ nữ này cho biết, cô không có một tài khoản tiết kiệm hưu trí chuyên dụng. Tất cả khoản tiết kiệm đều do cô tự lập. "Thật đáng sợ khi sử dụng tiền tiết kiệm để duy trì một doanh nghiệp mà bạn không biết phải làm gì tiếp theo hoặc sẽ phải làm điều này trong bao lâu", cô nói.

Covid-19 và cuộc đấu tranh tài chính của thế hệ Millennials - Ảnh 1.

Brittany Jones là phụ nữ da đen, đang kinh doanh cơ sở lưu trú qua Airbnb. (Ảnh: NYT).

Theo Cục Dự trữ Liên bang, người Mỹ da đen ít tiếp cận hơn với các phương tiện đầu tư hưu trí. Cụ thể, chỉ 56% gia đình da đen và 44% gia đình gốc Tây Ban Nha có quyền tiếp cận với kế hoạch hưu trí do người sử dụng lao động tài trợ, so với 68% gia đình da trắng. Geoffrey T. Sanzenbacher, Phó giáo sư tại Trường Cao đẳng Boston và là thành viên nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Hưu trí, cho rằng đang có rất nhiều vấn đề nếu nhìn rộng ra sự bất bình đẳng giàu nghèo khi nghỉ hưu.

Gần đây, Jones cho biết, khách du lịch đã quay trở lại và lượng đặt phòng đã tăng lên khi nền kinh tế Mỹ mở cửa. Công việc kinh doanh của cô bắt đầu tiến triển tốt, nhưng tài chính của Jones vẫn chưa phục hồi.

Brent Weiss, đồng sáng lập của công ty lập kế hoạch tài chính Facet Wealth, cho biết, lo lắng có thể trở nên trầm trọng sau một trải nghiệm bất ổn về tài chính. Ông giải thích thêm, khi một người đã phải làm việc chăm chỉ để tiết kiệm tiền, giờ đây lại phải tiếp tục lặp lại việc này sẽ khơi gợi lên cảm xúc rất kinh khủng trong họ.

"Đó là một cuộc đấu tranh đối với thế hệ Millennials. Đây thực sự là cuộc khủng hoảng lớn thứ hai mà họ phải trải qua", Victor Russell, giám đốc hoạt động tại Apprisen, một cơ quan tư vấn tín dụng, nhận định.

Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao và tình trạng thiếu việc làm tràn lan vào năm 2008 diễn ra khi nhiều người thuộc thế hệ Millennials bắt đầu tham gia lực lượng lao động. "Họ đã vượt qua được điều đó và bây giờ, thật không may, cuộc khủng hoảng đại dịch này đã thực sự làm chệch hướng nỗ lực của họ để tiến lên phía trước. Đã có những cá nhân phải sử dụng tài khoản hưu trí của họ", ông Russell nói.

Thông thường, Sở Thuế vụ phạt 10% đối với các khoản phân phối được thực hiện trước khi chủ tài khoản tới tuổi 59 với mức 1/2, một hình phạt được thiết kế để không khuyến khích người dân sử dụng tài khoản tiết kiệm hưu trí không đúng mục đích. Những người nhận tiền sớm từ tài khoản hưu trí được ưu tiên thuế cũng phải trả thuế thu nhập đối với số tiền họ rút ra.

Năm ngoái, đối mặt với tình trạng thất nghiệp tăng vọt và doanh nghiệp ngừng hoạt động khiến hàng triệu người phải bị tạm dừng lao động, các nhà lập pháp đã đưa vào một điều khoản trong Đạo luật CARES miễn hình phạt rút tiền cho những người gặp khó khăn tài chính liên quan đến COVID-19 và cần nhận được sự phân phối sớm từ Quỹ Hưu trí Cá nhân (IRA) truyền thống. Chủ tài khoản có thời gian ân hạn ba năm để trả lại số tiền trên.

Với toàn bộ ngành công nghiệp bị tê liệt trong nhiều tháng, nhiều người lao động, đặc biệt là thanh niên, đã khai thác tài khoản hưu trí của họ. Theo một cuộc khảo sát được công bố vào tháng 12 năm ngoái bởi Trung tâm Nghiên cứu Hưu trí TransAmerica, 15% thế hệ Millennials cho biết họ đã rút tài khoản hưu trí trước thời hạn, tỷ lệ này ở Gen X là 10% và Baby boomers (sinh từ 1946-1964) là 4%.

Matt Burns, một cư dân Texas vừa bỏ công việc tại một công ty chuyên tổ chức sự kiện, cho biết, hàng tháng anh phải trả 600 USD một tháng tiền cấp dưỡng nuôi con. Ngoài ra, anh phải trả tiền thuê nhà, tiền điện nước và tất cả chi phí khác. Anh ước tính đã rút ra khoảng 10.000 USD từ tài khoản hưu trí, sau khi tiêu hết vài nghìn USD có trong khoản tiết kiệm.

Giờ đây, công việc của Matt Burns đã khởi sắc trở lại, nhưng anh lo lắng rằng đang bỏ lỡ đà tăng chóng mặt của thị trường chứng khoán. Vấn đề là anh không còn tiền để đầu tư.

Một cuộc khảo sát vào tháng 5 do Bankrate.com thực hiện cho thấy, đại dịch đã khiến nhiều người ưu tiên tiết kiệm hơn cho những trường hợp khẩn cấp. Đối với những người trẻ tuổi đã ở trên bờ vực tài chính, bất kỳ cú vấp ngã nào cũng có thể đủ khiến họ rơi vào cảnh nợ nần.

Covid-19 và cuộc đấu tranh tài chính của thế hệ Millennials - Ảnh 2.

Cristal Duarte, 31 tuổi, đang nợ thẻ tín dụng gần 30.000 USD với lãi suất 29% một năm. (Ảnh: NYT).

Christina Pawlak, một cố vấn tín dụng tại Dịch vụ Tư vấn Tín dụng Tiêu dùng của Maryland và Delaware, cho biết: "Điều lớn nhất với những người trẻ tuổi là rất nhiều người trong số họ chưa bao giờ thực sự được dạy về tiết kiệm, lập ngân sách và xây dựng tín dụng. 

Họ không có khoản tiết kiệm khẩn cấp và đưa mọi chi phí vào thẻ tín dụng mà họ không có khả năng thanh toán, điều này đang phá hủy khả năng tín dụng của họ".

Một trong những khách hàng của Pawlak là Cristal Duarte, 31 tuổi. Duarte biết cô phải chịu trách nhiệm về mặt tài chính của mình, nhưng những chi phí liên quan đến cái chết của cha cô vì căn bệnh ung thư cách đây hai năm và mong muốn được chôn cất tại quê hương Cộng hòa Dominica, đã khiến cô rơi vào khoản nợ thẻ tín dụng gần 30.000 USD. Một số thẻ tín dụng của cô có lãi suất hàng năm cao tới 29%.

Và sau đó là đại dịch ập đến. Ở nhà, hóa đơn tiền điện và các chi phí khác của Duarte tăng vọt, đặc biệt là khi em gái và cháu trai 8 tuổi chuyển đến căn hộ một phòng ngủ của cô vào năm ngoái. Cô hiện là người kiếm tiền duy nhất nuôi sống cho cả ba. Duarte cho biết cô dự kiến sẽ làm ba công việc trong tương lai gần. "Không có ai mà tôi thực sự có thể tìm đến để được giúp đỡ. Nếu tôi bị đuổi khỏi căn hộ của mình, tôi sẽ trở thành người vô gia cư", Duarte tâm sự.

Giống như nhiều người thuộc thế hệ Millennials, Duarte hoài nghi rằng phúc lợi an sinh xã hội của mình sẽ không còn nguyên vẹn vào thời điểm cô đến tuổi nghỉ hưu. "Với những khủng hoàng mà tôi đang đối mặt, và đặc biệt là đại dịch này, tôi nghĩ điều này sẽ xảy ra chỉ trong 30 đến 40 năm nữa", người phụ nữ 31 tuổi cho biết.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Y Khải

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.