|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Công ty Trung Quốc bị yêu cầu giảm gần 400.000 tấn nhôm vào mùa đông năm 2017

17:30 | 18/10/2017
Chia sẻ
Thông tin Reuters nhận được, tập đoàn Xinfa, một trong những nhà sản xuất nhôm lớn nhất của Trung Quốc, có thể phải giảm sản lượng tại nhà máy luyện kim của mình ở tỉnh Sơn Đông để tuân thủ kế hoạch của chính phủ nhằm giảm ô nhiễm không khí.
cong ty trung quoc bi yeu cau giam gan 400000 tan nhom vao mua dong nam 2017
Ảnh: Bloomberg

Dự thảo từ chính quyền thành phố cho biết, Xinfa sẽ phải cắt công suất 381.900 tấn của nhà máy luyện kim tại thành phố Liêu Thành ở phía tây Sơn Đông, bắt đầu từ ngày 15/11 đến ngày 15/ 3/2018.

Một quan chức chính phủ của thành phố Liêu Thành đã xác nhận tính xác thực của bản dự thảo và cho biết một phiên bản cuối cùng sẽ được công bố trước ngày thứ Sáu (20/10).

Tài liệu này cho biết, nhà máy luyện kim của Xinfa tại Liêu Thành có thể sản xuất 1,58 triệu tấn nhôm /năm.

Việc giảm sản xuất được triển khai sau khi chính phủ Trung Quốc ra lệnh cho một số nhà máy trên khắp 28 thành phố phía Bắc cắt sản lượng trong suốt mùa đông để hạn chế lượng khí thải. Động thái này trùng với mùa sưởi ấm để giảm thiểu ô nhiễm không khí công nghiệp hòa lẫn với khói từ lò sưởi đốt than và các đơn vị điện tạo ra khói.

Hiện, Trung Quốc là quốc gia sản xuất nhôm hàng đầu thế giới.

Khảo sát 6 công ty tư vấn và môi giới trong tuần trước của Reuters cho thấy, có tới 1 triệu tấn kim loại nhẹ, được sử dụng để sản xuất ôtô và hàng tiêu dùng lâu bền, có thể bị cắt trong suốt bốn tháng của mùa sưởi ấm.

Xinfa từ chối đưa ra bình luận về vấn đề này.

Theo Reuters, công ty cũng có nhà máy luyện kim ở khu vực phía tây Tân Cương, nơi sẽ không bị yêu cầu giảm công suất trong mùa đông này.

Xinfa đã bị yêu cầu đóng cửa 530,500 tấn cống suất sản xuất nhôm bất hợp pháp trong năm nay.

Lyly Cao

Liên tục tăng trưởng, FDI có trở thành 'trụ cột' cho nền kinh tế năm nay?
Trong tháng 4, lượng vốn FDI và số dự án đầu tư mới đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Xu hướng tích cực của dòng vốn FDI được kỳ vọng sẽ trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng, là 'trụ cột' quan trọng cho nền kinh tế trong bối cảnh đầu tư công chậm lại và đầu tư tư nhân vẫn ở mức rất thấp.