Côn trùng và loài gặm nhấm có thể lây lan virus ASF
Phát biểu tại hội nghị, Giáo sư John Deen của trường Đại học Minnesota (Mỹ) đã xác định một cách rõ ràng những loại trang trại nào đang tồn tại ở Trung Quốc và tất cả đều đóng vai trò trong sự lây lan của dịch ASF.
Theo đó, ông chỉ ra ba loại trang trại tại Trung Quốc, gồm trang trại tại sân sau của hộ gia đình, trang trại lớn không có an toàn sinh học, và trang trại an toàn sinh học.
Tại trang trại hộ gia đình, heo được nuôi bằng thức ăn thừa, bác sĩ thú y là một chi phí đắt đỏ, việc ướp lạnh bảo quản thịt là điều hết sức bình thường, và những con heo sắp chết hoặc đã chết đều được tiêu thụ. Chăn nuôi heo theo mô hình này tại Trung Quốc có khoảng 300 triệu hộ.
Đối với trang trại lớn không áp dụng an toàn sinh học thì đủ lớn để phát hiện dịch bệnh, nhưng với những yếu tố rủi ro như thức ăn chăn nuôi, vận chuyển, thị trường heo sống, khả năng tài chính có hạn.
Ảnh: National Hog Farmer |
Cuối cùng, trang trại an toàn sinh học thì sẵn sàng triển khai những công nghệ mới để mang về lợi nhuận, rủi ro nhiễm dịch ASF cũng nhỏ hơn. Mô hình trang trại này có thể được lựa chọn để cho phép thương mại liên tỉnh vì thương hiệu an toàn sinh học của nó, Giáo sư Deen cho biết.
Côn trùng và loài gặm nhấm cũng có thể lây lan virus ASF
Ngoài ra, một đóng góp khác của Tiến sĩ Richard French, Phó Chủ tịch tại trung tâm thú y của CP Group tại Trung Quốc cũng rất được quan tâm. Ông French đã đào sâu nghiên cứu về chủ đề bệnh lý học của dịch ASF. Trong số rất nhiều vấn đề được ông đề cập, sự khác biệt giữa vật chủ trung gian sinh học và vật chủ trung gian cơ học là một điểm nổi bật.
Thực tế, ve (kí sinh) là loài duy nhất, ngoài heo, có thể mang virus ASF như vật chủ chung gian sinh học, nhưng điều đó không có nghĩa côn trùng hoặc loài gặm nhấm không thể truyền virus, ông Frech nói.
Ông cũng gọi ASF là “kẻ thao túng chính của hệ thống miễn dịch".