|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Cơn thịnh nộ của Steve Jobs 10 năm trước và bài học về 'sự ngáo giá' của các startup thường bị Shark Bình 'càm ràm'

08:17 | 25/11/2021
Chia sẻ
iLike, một startup từng được đánh giá rất cao cuối những năm 2010 cuối cùng đã sụp đổ chỉ vì sự "ngáo giá" của Founder khi thương lượng cùng Steve Jobs.

"Hãy giả vờ cho đến khi bạn thành công" là một câu nói được nghe rộng rãi ở Thung lũng Silicon dành cho các startup, đặc biệt là những người trẻ tuổi, để tiếp cận các nhà đầu tư và thuyết phục họ tham gia vào các vòng gọi vốn khác nhau, theo chuyên trang The Entrepreneur.

Tuy nhiên, quá tự tin vào bản thân, hay thậm chí ảo tưởng về khả năng thực tế có thể khiến mọi thứ phản tác dụng và đôi khi bỏ lỡ những cơ hội hiếm có bậc nhất cuộc đời.

Cơn giận của Steve Jobs

Điều này đã được kể lại bởi Ali Partovi, người vào năm 2008 từng giữ vị trí CEO của iLike, một startup nhận được sự quan tâm đặc biệt từ gã khổng lồ Apple. Gần đây, chia sẻ trên trang Twitter cá nhân, ông đã kể lại kỷ niệm về một lần đàm phán với cố CEO Apple, Steve Jobs. Patrovi cho rằng đó là lần nói dối tai hại nhất cuộc đời mà bản thân từng làm.

"Khi Apple nói riêng và thế giới nói chung tưởng niệm ngày mất của Steve Jobs, tôi lại nhớ về bài học đắt giá mà ông ấy đã dạy cho tôi. Cuộc gặp của chúng tôi ngày trước không có kết thúc tốt đẹp. Đó vừa là một kỷ niệm buồn trong cuộc đời tôi, vừa là bài học cho những startup khác trong việc định giá doanh nghiệp", Patrovi chia sẻ trên Twitter.

Thực tế, Patrovi đã có kinh nghiệm làm việc tại thung lũng Silicon trong nhiều năm, được trải nghiệm ở những tập đoàn hàng đầu như Oracle hay Microsoft. Tuy nhiên, kỷ niệm đáng nhớ nhất phải kể đến thời gian ông giữ chức CEO iLike, một nền tảng giúp giới thiệu và tải nhạc cho người dùng trên iTunes, Facebook và Windows Media Player. Thời điểm đó, iLike đã có tới 60 triệu người dùng trên toàn cầu.

Thông qua một chủ đề trên Twitter, Partovi kể lại rằng vào thời điểm đó, công ty iLike của anh đã cung cấp tích hợp giữa Facebook, iTunes và Windows Media Player và đưa ra các khuyến nghị cho người dùng. Nó phổ biến đến nỗi vào thời điểm đó nó đã tích lũy được 60 triệu người dùng internet.

Nhìn chung, công việc kinh doanh của iLike diễn ra khá thuận lợi. Ngay cả cố CEO Apple, Steve Jobs khi đó cũng khẳng định: "Tôi thích iLike. Họ có những luận điểm tốt. Có vẻ như nền tảng này sẽ rất phù hợp với Apple. Tôi muốn mua công ty này và sẽ để Eddy làm việc cùng họ".

Phát biểu của Steve Jobs diễn ra vào năm 2008, thời điểm iLike chuẩn bị cho một vòng gọi vốn với mong muốn định giá công ty rơi vào khoảng 150 triệu USD, sau khi đối mặt với vấn đề bản quyền âm nhạc trên Facebook. Ngoài Apple, cũng có một số nhà đầu tư khác quan tâm tới startup này.

Cơn thịnh nộ của cố CEO Steve Jobs và bài học về 'sự ngáo giá' của startup thường được Shark Bình nhấn mạnh - Ảnh 1.

Ông Patrovi (trái) và cố CEO Apple, Steve Jobs (phải). (Ảnh: The Entrepreneur).

Tuy nhiên, mọi thứ sau đó diễn ra chính xác là địa ngục dành cho iLike, theo lời kể của ông Patrovi. "Các ông đang cân nhắc bao nhiêu tiền để mua lại công ty chúng tôi. Trước khi ra về, chúng ta có thể thảo luận qua về điều này", nhà sáng lập iLike chia sẻ.

Đáp lại, Steve Jobs cho biết: "Các bạn đang định giá như thế nào cho công ty này? Các bạn có thể cho tôi xin đánh giá cuối cùng về iLike?". Khi đó, Patrovi cho rằng Apple sẽ trả         cho họ con số tương tự những gì đã báo cáo vài năm trước. Sau đó, Patrovi đã mắc sai lầm nghiêm trọng nhất cuộc đời: "Hiện tại, chúng tôi có hơn 50 triệu người dùng thường xuyên và đang định giá công ty ở mức 50 triệu USD".

Stave Jobs trả lời: "Mức định giá đã rõ, vậy chúng tôi có thể mua công ty của các bạn với giá 50 triệu USD". Patrovi tiếp lời: "Thực tế chúng tôi nghĩ rằng công ty mình có giá trị gấp ba lần như vậy".

Ngay sau đó, những gì mà cố CEO Apple trả lời thực sự khiến Patrovi sốc. "Bạn biết rằng công ty mình có giá trị gấp ba lần mức định giá hiện tại? Bạn còn lời đề nghị nào khác không? Thật buồn cười, bạn đang nói dối chúng tôi. Mọi thứ thật nhảm nhí. Chúng ta đã thương lượng xong". Ngay lập tức, Steve Jobs rời khỏi phòng hợp và để lại Eddy Cue, người hiện giữ chức Phó Chủ tịch cấp cao về dịch vụ của Apple và Patrovi ngồi nhìn nhau.

Theo Engadget, một thời gian sau, cả Apple và Facebook đều cho ra mắt những ứng dụng tương tự iLike. Một năm sau cuộc gặp vỡi Steve Jobs, Patrovi đã phải bán iLike với giá khoảng 20 triệu USD. Ứng dụng này cũng ngừng hoạt động ba năm sau đó.

Sau này, Patrovi đã làm việc nỗ lực để thành lập Neo, một quỹ đầu tư mạo hiểm. Ngoài ra, ông cũng là nhà đồng sáng lập Code.org, một trung tâm tổ chức các khóa học lập trình dành cho giới trẻ trên toàn cầu.

Bài học cho startup

Dù hiện đã đạt được một số thành công nhân định, nhưng Patrovi vẫn khẳng định cuộc gặp gỡ với Steve Jobs là bài học đắt giá bậc nhất cuộc đời. "Steve đã dạy cho tôi hiểu rằng ranh giới giữa ảo tưởng và thực tế rất mong manh. Nếu bạn đi quá ranh giới đó, bạn có thể tự hủy hoại chính mình. Tôi rất biết ơn ông ấy vì bài học này".

Câu chuyện được chia sẻ lại bởi Patrovi đã nhận được nhiều sự quan tâm, đặc biệt là các startup. Thực tế, có nhiều ý kiến trái chiều với hành động của cố CEO Apple. Dù vậy, không thể phủ nhận thực tế rằng việc định giá startup phù hợp là điều vô cùng quan trọng khi đi gọi vốn.

Trên chương trình Thương vụ bạc tỷ - Shark Tank Việt Nam, ông chủ Tập đoàn NextTech, shark Nguyễn Hòa Bình từng không ít lần thẳng thắn nhận xét một số startup bị "ngáo giá" khi định giá doanh nghiệp, dẫn đến việc không được các Shark đưa ra lời đề nghị trên sóng truyền hình, ra về tay trắng. Điều này chỉ ra rằng không chỉ startup nước ngoài mà ngay cả startup Việt cũng có thể mắc phải những lỗi tương tự.

Quốc Anh

Sếp Vicem Hà Tiên: Giá bán xi măng vào sân bay Long Thành 'rất chua chát'
Lãnh đạo công ty cho biết thường cung cấp 50-100% sản lượng xi măng ở các dự án lớn phía Nam, theo đó kỳ bạn cung cấp ít nhất gần nửa triệu tấn cho siêu dự án này dù giá biên lợi nhuận không cao.