|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Cơ quan Năng lượng quốc tế dự báo sự lên ngôi của ngành hóa dầu

15:44 | 06/10/2018
Chia sẻ
IEA dự báo tốc độ tăng trưởng nhanh của các nền kinh tế đang nổi như Ấn Độ và Trung Quốc sẽ thúc đẩy nhu cầu đối với các sản phẩm hóa dầu.
co quan nang luong quoc te du bao su len ngoi cua nganh hoa dau IEA: Nhu cầu điện dành cho điều hòa không khí sẽ tăng gấp 3 lần vào năm 2050
co quan nang luong quoc te du bao su len ngoi cua nganh hoa dau IEA: nguồn cung dầu toàn cầu có thể vượt nhu cầu
co quan nang luong quoc te du bao su len ngoi cua nganh hoa dau
Một cơ sở lọc dầu tại thị trấn al-Buraqah, Libya. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Chất dẻo và các sản phẩm hóa dầu sẽ là động lực thúc đẩy nhu cầu về dầu mỏ trên thế giới vào năm 2050, bù đắp cho mức suy giảm trong tiêu thụ nhiên liệu động cơ.

Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đã đưa ra dự báo trên trong một báo cáo công bố ngày 5/10.

Bất chấp nỗ lực của chính phủ các nước về giảm tình trạng ô nhiễm và khí thải gây hiệu ứng nhà kính do các hoạt động khai thác và sử dụng dầu khí gây ra, IEA dự báo tốc độ tăng trưởng nhanh của các nền kinh tế đang nổi như Ấn Độ và Trung Quốc sẽ thúc đẩy nhu cầu đối với các sản phẩm hóa dầu.

Trong khi đó, nhu cầu về dầu mỏ phục vụ hoạt động vận tải dự tính sẽ chậm lại vào năm 2050 do việc sử dụng rộng rãi các loại xe điện cũng như các động cơ đốt trong được chế tạo để hoạt động hiệu quả hơn.

Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol khẳng định ngành hóa dầu sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng nhu cầu về dầu mỏ trong nhiều năm tới.

Theo dự báo của IEA, các sản phẩm hóa dầu sẽ chiếm 30% mức tăng nhu cầu về dầu mỏ trên toàn cầu vào năm 2030 và sẽ tăng lên tới 50% vào năm 2050.

Nhu cầu của thế giới đối với nguyên liệu chế tạo các sản phẩm hóa dầu đã chiếm khoảng 12% tổng nhu cầu về dầu mỏ năm 2017 (tức 12 triệu thùng/ngày). Con số này ước tính sẽ tăng lên tới gần 18 triệu thùng/ngày vào năm 2050.

Nhu cầu tăng mạnh nhất sẽ đến từ các nước khu vực Trung Đông và Trung Quốc, những nơi đang xây dựng các nhà máy hóa dầu.

Trong khi đó, các tập đoàn dầu mỏ như Exxon Mobil và Royal Dutch Shell có kế hoạch đầu tư vào các nhà máy hóa dầu mới trong những thập kỷ tới dựa trên nhu cầu về chất dẻo gia tăng của các nền kinh tế đang nổi.

Tại Trung Đông, các nước sản xuất dầu mỏ lớn như Saudi Arabia và Kuwait cũng đang đầu tư vào các nhà máy hóa dầu lớn do chúng mang lại nhiều lợi nhuận hơn so với hoạt động sản xuất các sản phẩm dầu mỏ như dầu diesel và dầu hỏa.

Trong bối cảnh các nước tăng cường giám sát việc sử dụng chất dẻo do loại nguyên liệu này khi được thải ra đại dương đang phá hoại hệ sinh vật biển, khiến nhiều nước cấm hoàn toàn hoặc cấm một phần, đánh thuế đối với túi nhựa dùng một lần.

Tuy nhiên, IEA cho rằng nỗ lực của chính phủ các nước trong việc khuyến khích hoạt động tái chế nhằm hạn chế khí thải carbon sẽ không tác động nhiều đến nhu cầu tăng về các sản phẩm hóa dầu.

Dầu mỏ là nguồn nguyên liệu sản xuất ra các sản phẩm hóa dầu như dung môi, phân bón hóa học, nhựa, thuốc trừ sâu, nhựa đường, các sản phẩm làm đẹp, thuốc nổ.

Xem thêm

Minh Châu