Trong phiên VN-Index kiểm định không thành công ngưỡng 1.350 điểm, nhà đầu tư cá nhân vẫn mua ròng 1.176 tỷ đồng tính riêng tại HOSE. Bên cạnh tâm điểm là nhóm bất động sản, dòng tiền có xu hướng trở lại với ngành ngân hàng khi các cổ phiếu này đồng loạt 'dậy sóng'.
Chuyển động dòng tiền thông minh trong phiên 8/9 tiếp tục xoay quanh cổ phiếu của các doanh nghiệp địa ốc do nhóm này đứng đầu trong danh sách mua ròng của khối tự doanh và NĐT cá nhân. Tuy nhiên, đây cũng là nhóm chịu áp lực xả lớn nhất từ khối ngoại và tổ chức trong nước.
Phiên hôm nay (7/9) có các giao dịch lớn đăng ký mua/bán và thông báo giao dịch cổ đông lớn của các cổ phiếu FRT, VHM, CSC, ABI, VKC, RLC, FRT, VTO, PXS, GEG, VPH, RIC.
Sau giao dịch, Vingroup thu về hơn 10.973 tỷ đồng, đồng thời giảm số lượng cổ phần nắm giữ xuống còn 2,23 tỷ đơn vị, tương đương 66,66% vốn điều lệ của Vinhomes.
Trong phiên đầu tuần (6/9), nhà đầu tư cá nhân tiếp tục mua ròng trên HOSE khi sắc xanh lan tỏa tại hầu hết các nhóm ngành. Các cá nhân vẫn rót vốn mạnh nhất vào nhóm bất động sản, với tâm điểm mua ròng hơn 830 tỷ đồng cổ phiếu Vinhomes.
Trong phiên giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ (6/9), dòng vốn ngoại tiếp đà rút ròng khoảng 340 tỷ đồng trên toàn sàn. Áp lực xả tại VHM chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi mã này bị bán ròng hơn 380 tỷ đồng.
Bất chấp những tín hiệu khởi sắc của thị trường trong phiên cuối tuần, cá nhân trong nước chuyển vị thế bán ròng, cùng khối ngoại rút ròng hơn 550 tỷ đồng khỏi thị trường.
Trong phiên chỉ số lấy lại tín hiếu tích cực, nhà đầu tư cá nhân trở lại là lực cầu duy nhất trên thị trường với 644 tỷ đồng mua ròng qua khớp lệnh. Các cá nhân giải ngân mạnh nhất vào nhóm bất động sản, trong đó điểm sáng là cổ phiếu VHM với giá trị mua ròng 612 tỷ đồng.
Trong tuần VN-Index biến động mạnh, tổ chức trong nước tăng quy mô bán ròng lên 2.040 tỷ đồng. Trong đó, tâm điểm giao dịch là VHM với giá trị rút ròng lên tới 2.165,3 tỷ đồng.
Quan sát những tuần giao dịch gần đây cho thấy, quỹ Vietnam Enterprise Investment Limited (VEIL) do Dragon Capital quản lý đã giải ngân trở lại thị trường chứng khoán Việt Nam. Tổng giá trị mua vào trong hai tuần đầu tháng 8 là 89 triệu USD (hơn 2.000 tỷ đồng).
Các chỉ số chứng khoán Việt Nam chìm trong sắc đỏ phần lớn thời gian của phiên 19/8 nhưng đóng cửa cao hơn tham chiếu nhờ đà tăng bất ngờ đến từ cổ phiếu VIC của Vingroup.
Trong phiên VN-Index rung lắc mạnh trước phiên đáo hạn phái sinh tháng 8, nhà đầu tư cá nhân tiếp tục là lực mua ròng lớn nhất trên sàn HOSE với 1.911 tỷ đồng. Giao dịch duy trì ở nhóm bất động sản với tâm điểm mua ròng vẫn là cổ phiếu VHM của Vinhomes.
Thị trường rung lắc cực mạnh trước phiên đáo hạn phái sinh tháng 8. VN-Index biến động trong biên độ lớn về cuối phiên, sau pha bật mạnh chỉ số lại cắm đầu giảm sâu và cân bằng trở lại khi đóng cửa.
Trong phiên VN-Index đánh mất sắc xanh, khối ngoại tiếp đà bán ròng phiên thứ 8 liên tiếp với giá trị 1.388 tỷ đồng trên HOSE. Áp lực chốt lời tập trung chủ yếu ở cổ phiếu họ Vingroup là VHM, VIC, ngoài ra còn có mã HPG của Tập đoàn Hòa Phát.
Áp lực chốt lời phủ bóng lên hầu hết các nhóm ngành khiến thị trường chỉnh mạnh về cuối phiên. Nhóm vốn hóa lớn đang hút tiền trở lại trong khi áp lực chốt lời gia tăng tại các dòng midcap và smallcap đã tăng mạnh thời gian qua.
Chỉ số CPI tháng 11 tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước, đúng như kỳ vọng của các nhà kinh tế. Sau báo cáo lạm phát, thị trường tương lai dự báo gần như chắc chắn rằng Fed sẽ hạ lãi suất 25 bps trong cuộc họp tháng 12.