|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Cổ phiếu tâm điểm 23/5: DGC, DCM, FCN, GEG

10:20 | 22/05/2022
Chia sẻ
Một số cổ phiếu đáng chú ý được các công ty chứng khoán đưa ra gồm: DGC (Tập đoàn Hóa chất Đức Giang), DCM (Phân bón Dầu khí Cà Mau), FCN (Fecon) và GEG (Điện Gia Lai).

DGC - Tích lũy ngắn hạn

CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)

Điểm nhấn kỹ thuật:

- Kháng cự ngắn hạn: 251,8

- Hỗ trợ ngắn hạn: 176,04

- Xu hướng ngắn hạn: Tăng

- Kháng cự trung hạn: 262,1

- Hỗ trợ trung hạn: 126

- Xu hướng trung hạn: Tăng

Phân tích:

Stock Rating của DGC ở mức 98 điểm nên mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này là tích cực. Đồ thị giá của DGC đóng cửa phiên 19/5 tăng 6% với khối lượng giao dịch tăng 32% so với phiên giao dịch trước.

Đồng thời, đồ thị giá của DGC có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho thấy rủi ro ngắn hạn đã giảm đáng kể. Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn của DGC cũng được nâng lên mức tăng. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua cổ phiếu DGC với tỷ trọng thấp dưới 5% và tăng dần tỷ trọng khi xu hướng thị trường được chúng tôi đánh giá tích cực hơn.

 

 Đồ thị kỹ thuật cổ phiếu DGC. (Nguồn: TradingView).

 

DCM - Đồ thị giá đã kết thúc giai đoạn giảm kéo dài

CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)

Điểm nhấn kỹ thuật:

- Kháng cự ngắn hạn: 37,7

- Hỗ trợ ngắn hạn: 25,03

- Xu hướng ngắn hạn: Tăng

- Kháng cự trung hạn: 39,38

- Hỗ trợ trung hạn: 21,45

- Xu hướng trung hạn: Trung tính

Phân tích:

Stock Rating của DCM ở mức 91 điểm cho thấy mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này là tích cực. Đồ thị giá của DCM đóng cửa phiên 19/5 tăng 5,2% với khối lượng giao dịch tăng mạnh so với mức trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn và xu hướng ngắn hạn cũng được nâng lên mức tăng.

Ngoài ra, theo mô hình giá, đồ thị giá đã kết thúc giai đoạn giảm kéo dài từ đầu tháng 4/2022 đến nay. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5% và tăng dần tỷ trọng khi xu hướng ngắn hạn của thị trường được chúng tôi đánh giá tích cực hơn.

  Đồ thị kỹ thuật cổ phiếu DCM. (Nguồn: TradingView).

 

 

FCN - Tín hiệu hồi phục

Chứng khoán BIDV (BSC)

Điểm nhấn kỹ thuật:

Xu hướng hiện tại: Hồi phục

Chỉ báo xu hướng MACD: đường MACD đang ở dưới đường tín hiệu

Chỉ báo RSI: xu hướng hồi phục

Nhận định:

FCN có một phiên tăng điểm tốt với mẫu hình nến Marubozu và thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên. Đường MACD hiện vẫn đang ở dưới đường tín hiệu tuy nhiên đang có xu hướng cắt lên, đồng thời chỉ RSI đang cho thấy xu hướng hồi phục trở lại. Đường giá cổ phiếu hiện vẫn ở dưới đường MA20 và MA50.

 

Đồ thị kỹ thuật cổ phiếu FCN. (Nguồn: BSC).

GEG – Hình thành mô hình đảo chiều tăng giá

 

CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)

Phân tích:

Stock Rating của GEG ở mức 82 điểm cho nên mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này là tích cực. Tuy nhiên, mức sức mạnh giá thấp hơn 80 điểm cho nên các nhà đầu tư chỉ nên mua với tỷ trọng thấp. Đồ thị giá của GEG đóng cửa phiên 19/5 tăng 7% và vượt lên trên đường trung bình 20 phiên với khối lượng giao dịch tăng mạnh trên mức trung bình 20 phiên.

Đồng thời, đồ thị giá của GEG bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn và rủi ro ngắn hạn giảm mạnh. Ngoài ra, đồ thị giá hình thành mô hình đảo chiều ngắn hạn Bullish Crab.

Xu hướng ngắn hạn của GEG cũng được nâng lên mức tăng. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5% và tăng dần tỷ trọng cổ phiếu lên mức 22,78% nếu mức sức mạnh giá trên mức 80 điểm.

 

Đồ thị kỹ thuật cổ phiếu GEG. (Nguồn: TradingView).

 

Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Thu Thảo

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.