Sắc xanh trở lại trên diện rộng giúp VN-Index lấy lại gần 23 điểm, đóng cửa ở 1.293 điểm. NĐT cá nhân vẫn là bên duy nhất mua ròng với hơn 415 tỷ đồng, tập trung vào hàng loạt cổ phiếu ngân hàng.
Giao dịch giằng co tại nhóm "bank, chứng, thép" khiến VN-Index giảm nhẹ 2,5 điểm về cuối phiên. Tuy vậy, NĐT cá nhân vẫn mua ròng hơn 400 tỷ đồng cổ phiếu ngân hàng, trở thành bên mua ròng duy nhất trong phiên 21/7.
Giao dịch bùng nổ trong phiên chiều giúp VN-Index phục hồi gần 30 điểm, lên mức 1.273 điểm. Trong phiên 20/7, khối ngoại trở lại bán ròng hàng loạt cổ phiếu bất động sản, ngân hàng, trong đó tâm điểm là giao dịch thỏa thuận 345 tỷ đồng cổ phiếu PVI.
Trong phiên đầu tuần lao dốc, NĐT cá nhân bán ròng mạnh nhóm cổ phiếu ngân hàng khiến VN-Index lao dốc mạnh 55,8 điểm. Tâm điểm bán ròng gồm STB, VNM, VPB, OCB.
Cổ phiếu ngân hàng đồng loạt giảm điểm phiên đầu tuần, nhiều mã bluchip giảm kịch sàn như CTG, TCB, VPB... Hầu hết cổ phiếu đã về mức thấp nhất trong vòng 2 - 3 tháng trở lại.
Hầu hết cổ phiếu ngân hàng tiếp tục diễn biến ảm đạm trong tuần quá, duy nhất cổ phiếu SHB tăng giá. Về thanh khoản, có 1,12 tỷ cổ phiếu ngân hàng được trao tay giữa các nhà đầu tư, giảm gần 18% so với tuần trước; giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 40.712 tỷ đồng, giảm 25,7%.
Phiên 15/7, cổ phiếu ngân hàng đồng loạt tăng giá dẫn dắt VN-Index phục hồi 14 điểm. NĐT cá nhân trở lại mua ròng, tâm điểm mua gom nhiều mã ngân hàng (STB, TCB) trong khi chốt lời ngành thép HPG, HSG.
Trong phiên chỉ số hồi phục, khối tự doanh và các tổ chức trong nước xả ròng gần 1.400 tỷ đồng qua kênh khớp lệnh sàn HOSE, tập trung xả mạnh cổ phiếu ngân hàng cùng nhiều bluechip.
Với nhóm ngân hàng, chuyên gia SSI Research cho rằng tốc độ tăng trưởng của ngành có thể cân bằng hơn và không còn quá mạnh mẽ như thời điểm đầu năm. Đối với ngành thép, NĐT đang chốt lời để thu về một phần lợi nhuận sau giai đoạn tăng nóng.
Mặc thanh khoản sụt giảm, dòng tiền bắt đáy trở lại giúp VN-Index tăng 1,09% lên 1.293,92 điểm. Trong phiên chỉ số phục hồi, khối ngoại mua ròng gần 730 tỷ đồng, tập trung nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn như HPG, SSI, STB, MBB, CTG.
Tâm lý bi quan xuất hiện ngay từ đầu phiên (14/7) khiến VN-Index quay đầu giảm gần 18 điểm. Thanh khoản phục hồi nhẹ sau giao dịch bán ròng gần 580 tỷ đồng của NĐT cá nhân. Họ tập trung giảm tỷ trọng cổ phiếu ngân hàng và VHM.
Ngày 20/7, cổ phiếu VAB của VietABank sẽ giao dịch ngày đầu tiên trên sàn thị trường UPCoM với giá tham chiếu là 13.500 đồng/cp, tương đương mức vốn hóa ban đầu là hơn 6.000 tỷ đồng.
Mặc dù GRDP tăng thấp hơn mức bình quân chung của cả nước, song trong năm 2024, một số chỉ tiêu kinh tế của Hà Nội vẫn giữ đà tăng trưởng tốt, đặc biệt tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn lần đầu tiên vượt ngưỡng 500.000 tỷ đồng và tăng 24,7% so với dự toán.