|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Nhà đầu tư cá nhân bán tháo khiến nhiều cổ phiếu ngân hàng đồng loạt lao dốc

08:13 | 20/07/2021
Chia sẻ
Trong phiên đầu tuần lao dốc, NĐT cá nhân bán ròng mạnh nhóm cổ phiếu ngân hàng khiến VN-Index lao dốc mạnh 55,8 điểm. Tâm điểm bán ròng gồm STB, VNM, VPB, OCB.

VN-Index trải qua phiên đầu tuần lao dốc mạnh

Dưới tác động tiêu cực của nhóm cổ phiếu trụ, VN-Index giảm 55,8 điểm (4,29%) còn 1.243,51 điểm, HNX-Index giảm 15,7 điểm (5,1%) còn 192,06 điểm, UPCoM-Index giảm 3,21% về mốc 82,59 điểm

Thanh khoản thị trường tăng trở lại sau cuối tuần trước với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 26.053 tỷ đồng, trong đó tính riêng giá trị giao dịch khớp lệnh sàn HOSE đạt gần 20.050, tăng 49% so với phiên trước.

Trong rổ VN30, duy nhất KDH níu được sắc xanh đến cuối phiên. 29 mã còn lại chìm trong sắc đỏ, trong đó 4 mã nằm sàn đều là các đại diện đến từ nhóm ngân hàng, gồm TCB, VPB, CTG và TPB. 

Ngoài 4 mã kể trên, các cổ phiếu khác cũng chung cảnh giảm sàn là LPB, MSB và VIB khiến nhóm ngân hàng trở thành tác nhân chính khiến thị trường chịu đà giảm trong phiên hôm nay. Riêng nhóm này đã lấy đi 26,4 điểm của VN-Index.

Nhà đầu tư cá nhân bán tháo khiến nhiều cổ phiếu ngân hàng đồng loạt lao dốc - Ảnh 1.

VN-Index tiếp tục trải qua một phiên giảm điểm mạnh. (Nguồn: FiinPro).

Thống kê trên kênh khớp lệnh, tổ chức trong nước, khối ngoại và nhóm tự doanh đồng loạt mua ròng, trong khi NĐT cá nhân là bên duy nhất bán ròng trong phiên. Tính riêng trên kênh khớp lệnh, NĐT cá nhân đã bán ròng 546 tỷ đồng. 

Cụ thể, họ mua ròng nhẹ cổ phiếu tài nguyên cơ bản (thép) và bất động sản, lần lượt là 54,6 tỷ đồng và 47,7 tỷ đồng. Ngược lại, lực xả khủng hơn 496 tỷ đồng cổ phiếu nhóm ngân hàng từ các NĐT cá nhân tạo nên áp lực giảm sàn cho hàng loạt cổ phiếu ngành này. Theo sau, NĐT cũng xả ròng nhóm thực phẩm đồ uống, với lực xả tăng 50% lên mức 110,5 tỷ đồng.

Nhà đầu tư cá nhân bán tháo khiến nhiều cổ phiếu ngân hàng đồng loạt lao dốc - Ảnh 2.

Dòng tiền xả mạnh cổ phiếu nhóm ngân hàng, theo sau là thực phẩm & đồ uống. (Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp).

Tâm điểm bán ròng hàng loạt cổ phiếu ngân hàng: STB, VPB, OCB

Ngay sau phiên mua ròng hơn 114 tỷ đồng cuối tuần trước, cổ phiếu STB của Sacombank đảo chiều bị xả mạnh nhất trong phiên với giá trị bán ròng 185 tỷ đồng. Dòng tiền nội tiếp tục rút khỏi hàng loạt cổ phiếu ngân hàng gồm VPB (138 tỷ đồng), OCB (66 tỷ đồng), ACB (45 tỷ đồng), HDB (40 tỷ đồng) và TPB (31 tỷ đồng). 

Với việc có tới 6 đại diện góp mặt trong top10 bán ròng của NĐT cá nhân, ngành ngân hàng trở thành nhóm tác động tiêu cực nhất tới VN-Index vào cuối phiên, với 7 mã giảm sàn và 19 mã giảm điểm. Đồng thời, đây cũng là nhóm bị NĐT cá nhân rút ròng mạnh nhất phiên 19/7.

Nhà đầu tư cá nhân bán tháo khiến nhiều cổ phiếu ngân hàng đồng loạt lao dốc - Ảnh 3.

Tâm điểm bán ròng hàng loạt cổ phiếu ngân hàng: STB, VPB, OCB. (Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp).

Cùng chiều, cổ phiếu VNM của Vinamilk bị bán ròng 143 tỷ đồng, đóng góp phần lớn vào lực xả ròng tại ngành thực phẩm & đồ uống. Theo sau, các NĐT trong nước cũng rút ròng khỏi các mã DXG (58 tỷ đồng), NVL (47 tỷ đồng), VHM (35 tỷ đồng). 

Trái chiều, cổ phiếu KDH của Nhà Khang Điền là mã duy nhất được mua ròng trên 100 tỷ đồng trong phiên. Cụ thể, các cá nhân trong nước mua ròng 141 tỷ đồng KDH, đối lập với giao dịch khối ngoại. Kết phiên, KDH là sắc xanh duy nhất trong rổ chỉ số VN30, tăng nhẹ 0,95% và đóng cửa ở 37.300 đồng/cp.

Các cá nhân trong nước giải ngân nhẹ vào các mã MSN (43 tỷ đồng), IJC (40 tỷ đồng), HPG (38 tỷ đồng), HCM (28 tỷ đồng). Dòng vốn nội cũng tìm đến GVR khi mua ròng nhẹ 23 tỷ đồng mã này. Thông báo mới từ HOSE, GVR sẽ được thêm mới vào danh mục VN30 trong đợt cơ cấu tháng 7/2021.

Theo sau, các cá nhân trong nước cũng duy trì mua ròng nhẹ một số cổ phiếu ngân hàng như CTG (26 tỷ đồng), SSB (19 tỷ đồng), VCB (18 tỷ đồng) và mã FRT của FPT Retail (15 tỷ đồng).

Thảo Bùi

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.