|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán (19/7): Cổ phiếu ngân hàng giảm sàn hàng loạt, VN-Index bốc hơi gần 56 điểm

14:50 | 19/07/2021
Chia sẻ
Dưới tác động tiêu cực của nhóm cổ phiếu trụ, VN-Index tiếp đà lao dốc trong phiên chiều. Lực cầu bắt đáy xuất hiện cuối phiên trở thành lực đỡ quan trọng để VN-Index không đóng cửa ở mức thấp nhất ngày.

Kết phiên, VN-Index giảm 55,8 điểm (4,29%) còn 1.243,51 điểm, HNX-Index giảm 15,7 điểm (5,1%) còn 192,06 điểm, UPCoM-Index giảm 3,21% về mốc 82,59 điểm

Lực cầu bắt đáy xuất hiện cuối phiên trở thành lực đỡ quan trọng để VN-Index không đóng cửa ở mức thấp nhất ngày. Sàn HOSE ghi nhận 346 mã giảm trong đó có 65 mã giảm sàn, trong khi số mã tăng là 50 cổ phiếu và 21 mã đứng giá tham chiếu.

Trong rổ VN30, duy nhất KDH níu được sắc xanh đến cuối phiên. 29 mã còn lại chìm trong sắc đỏ, trong đó 4 mã nằm sàn đều là các đại diện đến từ nhóm ngân hàng, gồm TCB, VPB, CTG và TPB.

Quan sát cho thấy, nhóm ngân hàng là tác nhân chính khiến thị trường chịu áp lực bán tháo trong phiên hôm nay. Riêng nhóm này đã lấy đi 26,4 điểm của VN-Index. Ngoài 4 mã kể trên, các cổ phiếu khác cũng chung cảnh giảm sàn là LPB, MSB và VIB.

Diễn biến tiêu cực cũng phủ bóng lên các ngành còn lại, duy nhất cổ phiếu ngành dược phẩm vẫn giữ được sắc xanh đến cuối phiên. Thậm chí cổ phiếu của một số doanh nghiệp dược tí hon vẫn giữ được sắc tím trần tới cuối phiên như YTC, DDN, CDP, DBT và VMD.

Thanh khoản thị trường tăng mạnh so với phiên cuối tuần trước với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 26.053 tỷ đồng, trong đó tính riêng giá trị giao dịch khớp lệnh sàn HOSE đạt gần 20.050, tăng 49% so với phiên trước.

Thị trường chứng khoán (19/7): Cổ phiếu ngân hàng giảm sàn hàng loạt, VN-Index bốc hơi gần 56 điểm - Ảnh 1.

Thanh khoản khớp lệnh trên sàn HOSE kết phiên 19/7. (Nguồn: VNDirect).

Tính đến 13h40, VN-Index giảm 56,39 điểm (4,34%) còn 1.242,92 điểm, VN30-Index giảm 4,4% xuống 1.374,8 điểm. 

Tâm lý giao dịch tiêu cực tiếp nối trong phiên giao dịch chiều nay với áp lực 'thoát hàng' lớn đẩy chỉ số tụt dốc không phanh.

Các mã ảnh hưởng tiêu cực nhất lên VN-Index tính đến hiện tại là VCB, VIC, VHM, HPG và TCB. Trong khi đó, lực đỡ từ MSN, KDH, GMD vẫn đang nỗ lực nâng đỡ thị trường. Thị trường hiện ghi nhận 339 mã giảm trong đó có 41 mã giảm sàn.

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 41,44 điểm (3,19%) xuống 1.257,87 điểm, HNX-Index giảm 2,76% còn 299,27 điểm, UPCoM-Index giảm 2,13% xuống 83,51 điểm.

Thị trường chứng khoán (19/7): Đồng loạt giảm sâu, VN-Index mất mốc 1.260 điểm hết phiên sáng - Ảnh 1.

Diễn biến các chỉ số thị trường kết phiên sáng 19/7. (Nguồn: VNDirect).

Dưới tác động tiêu cực của nhóm cổ phiếu trụ, VN-Index tiếp đà lao dốc và kết phiên sáng tại mức thấp nhất. Tính toán cho thấy, Top10 cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực nhất lên VN-Index đã lấy đi hơn 22 điểm của chỉ số. Trong khi đó, chiều tăng điểm được dẫn dắt bởi MSN và KDH với mức đóng góp khiêm tốn chưa đầy 0,5 điểm.

Hầu hết các nhóm ngành chịu áp lực bán mạnh trong phiên sáng nay. Tại nhóm vốn hóa lớn nhất thị trường, cổ phiếu ngân hàng đồng loạt giảm điểm với các mã BVB, ABB, LPB, PGB, VIB, KLB, SGB, EVF, VBB, SHB giảm trên 5%. Tương tự với nhóm dầu khí, các cổ phiếu chìm trong sắc đỏ với OIL, BSR, PVC, PVO, PVD chỉnh sâu.

Ngược dòng thị trường, một số cổ phiếu nhóm bất động sản như HDC, KDH, NLG, HDC, SZC vẫn giữ được sắc xanh.

Cùng với đó, cổ phiếu của một số doanh nghiệp dược tí hon bất ngờ tăng trần trong phiên sáng nay như YTC, DDN, CDP, DBT và VMD. Ngoài ra, một số cổ phiếu nhóm cảng biển logistics cũng có phiên giao dịch khởi sắc với các mã GMD, HAH, SGP, SWC, PHP, PVP và VSC tăng từ 0,3% - 3,4%.

Tính đến cuối phiên sáng, sàn HOSE bao trùm bởi sắc đỏ với 322 mã giảm, áp đảo hoàn toàn so với 57 mã tăng và 23 mã đứng giá tham chiếu.

Thanh khoản thị trường cải thiện so với phiên cuối tuần trước. Tổng giá trị giao dịch đạt trên 12.800 tỷ đồng, tương đương hơn 449,3 triệu đơn vị giao dịch. Tính riêng giá trị giao dịch khớp lệnh trên HOSE là 9.960 tỷ đồng, tăng 27% so với phiên trước.

Thị trường chứng khoán (19/7): Đồng loạt giảm sâu, VN-Index mất mốc 1.260 điểm hết phiên sáng - Ảnh 2.

Thanh khoản khớp lệnh trên sàn HOSE kết phiên sáng ngày 19/7. (Nguồn: VNDirect).

Tính đến 10h45, VN-Index giảm 29,95 điểm (2,31%) còn 1.269,36 điểm, VN30-Index giảm 2,35% xuống 1.404,27 điểm.

Thị trường chứng khoán (19/7): Lực bán trên diện rộng, VN-Index giảm gần 30 điểm - Ảnh 1.

Diễn biến VN-Index và VN30-Index tính đến 11h45 ngày 19/7. (Nguồn: VNDirect).

Tâm lý giao dịch tiêu cực kéo dài đến giữa phiên giao dịch mặc dù chỉ số đang có dấu hiệu hồi phục sau nhịp nhúng 38 điểm của thị trường. Bộ đôi MSN và KDH vẫn là 2/30 mã của rổ VN30 giữ được sắc xanh trong bối cảnh thị trường lao dốc. Tuy nhiên, mai mã này cũng đứng đầu trong Top bán ròng của khối ngoại trong phiên sáng nay.

Chiều ngược lại, cổ phiếu MWG của Thế Giới Di Động hiện đang là mã giảm sâu nhất trong nhóm VN30. Đà lao dốc của mã này diễn ra trong bối cảnh chuỗi siêu thị Bách Hóa Xanh liên tục vướng phải những lùm xùm liên quan đến việc nâng giá bán hàng thiết yếu giữa căng thẳng của đại dịch COVID-19 và bán sản phẩm không đúng với giá niêm yết.

Ngoài MWG, một số cổ phiếu trong rổ mất giá trên 3% có VRE, VCB, MBB, SBT , HPG và VPB.

Tính đến 9h40, VN-Index giảm 30,81 điểm (2,37%) xuống 1.268,5 điểm, HNX-Index giảm 2,29% xuống 300,72 điểm, UPCoM-Index giảm 1,66% xuống 83,91 điểm.

Thị trường chứng khoán phiên đầu tuần mở cửa trong sắc đỏ. Áp lực bán diễn ra trên diện rộng khiến VN-Index bay hơn 30 điểm sau phiên ATO. Lực cầu xuất hiện ngay sau đó đang nỗ lực gồng đỡ chỉ số.

Tâm lý thị trường hiện nay bao trùm bởi nỗi lo về dịch bùng phát mạnh. Ghi nhận thời điểm hiện tại, rổ VN30 có 28 mã giảm giá, áp đảo hoàn toàn so với 2 mã tăng giá và 1 mã đứng giá tham chiếu. KDH và MSN là hai mã vốn hóa lớn duy trì được sắc xanh.

Tại nhóm vốn hóa lớn nhất thị trường là ngân hàng, sắc đỏ phủ khắp các cổ phiếu với mã giảm sâu nhất là KLB (tỷ lệ mất giá 12,3%), theo sau là VBB (7,2%), BVB (5,2%), ABB (5,2%), SGB (3,4%)...

Theo quan sát chung, diễn biến tiêu cực cũng diễn ra tại hầu hết các nhóm ngành còn lại như bất động sản, chứng khoán, xây dựng.

Tại nhóm thép, SMC là mã duy nhất giữ được sắc xanh, không những thế duy trì mức tăng trên 2%. Cuối tuần vừa qua, Đầu tư Thương mại SMC công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2021 với doanh thu thuần tăng 62% so với cùng kỳ lên 5.950 tỷ đồng.

Doanh nghiệp cho biết giá cả liên tục tăng nhanh cùng với việc chủ động nguồn nguyên liệu, tồn kho luôn ở mức cao và giá vốn thấp đã giúp SMC lãi sau thuế đột biến 532 tỷ đồng. Con số này cao gấp hơn 12,6 lần quý II/2020 và cũng là quý có lợi nhuận cao kỷ lục.

Các cổ phiếu còn lại trong nhóm thép như HPG, HSG, NKG, TVN, TLH, VGS, POM chịu áp lực bán mạnh từ thị trường với tỷ lệ giảm từ 1,4% - 4,9%.

Thu Thảo