|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phiên 15/7: Khối ngoại mua ròng gần 730 tỷ đồng khi VN-Index hồi phục, tập trung cổ phiếu thép và ngân hàng

15:47 | 15/07/2021
Chia sẻ
Mặc thanh khoản sụt giảm, dòng tiền bắt đáy trở lại giúp VN-Index tăng 1,09% lên 1.293,92 điểm. Trong phiên chỉ số phục hồi, khối ngoại mua ròng gần 730 tỷ đồng, tập trung nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn như HPG, SSI, STB, MBB, CTG.

Mặc dù điều chỉnh nhẹ trong phiên sáng, VN-Index lấy lại sắc xanh trong phiên chiều nhờ dòng tiền bắt đáy đổ vào thị trường. Theo quan sát, sắc xanh của thị trường xuất hiện trên diện rộng, đặc biệt ở nhóm cổ phiếu ngân hàng. Kết phiên, VN-Index tăng 14,01 điểm (1,09%) lên 1.293,92 điểm, HNX-Index tăng 3,18% lên 306,3 điểm.

Thanh khoản toàn sàn đạt 18.044,9 tỷ đồng, trong đó tính riêng trên sàn HOSE là 15.144,7 tỷ đồng, giảm 21% so với phiên 14/7 khi lực xả không còn quá mạnh. 

Trên sàn HOSE, khối ngoại tiếp tục mua ròng 728,11 tỷ đồng, tương ứng 21.480.490 đơn vị. Giao dịch chủ yếu tại thị trường cổ phiếu và chứng chỉ ETF nội.

Phiên 15/7: Cùng chiều hồi phục của VN-Index, khối ngoại cũng mua ròng gần 730 tỷ đồng - Ảnh 1.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Dẫn đầu tại chiều mua, cổ phiếu HPG của Hòa Phát được mua ròng khủng 227,3 tỷ đồng, bằng 1,44 lần lực mua trong phiên trước. Về khối lượng, các NĐT nước ngoài mua ròng hơn 4,9 triệu đơn vị, đưa HPG trở thành mã tác động tích cực nhất đến đà phục hồi của VN-Index với 1,84 điểm ảnh hưởng.

Dòng tiền ngoại gom mạnh cổ phiếu SSI (150,9 tỷ đồng), tăng 52,6% so với phiên liền trước. Theo sau, nhóm này duy trì mua hơn 4,2 triệu cổ phiếu STB của Sacombank, tương ứng giá trị 119,4 tỷ đồng. Một số cổ phiếu ngân hàng thu hút lực mua phải kể đến MBB (38,8 tỷ đồng), CTG (30,7 tỷ đồng), HDB (30,3 tỷ đồng).

Cùng chiều, khối ngoại tập trung gom nhiều mã bluechip như VNM (86 tỷ đồng), GEX (39,7 tỷ đồng), NVL (38,6 tỷ đồng), MSN (30,5 tỷ đồng).

Phiên 15/7: Cùng chiều hồi phục của VN-Index, khối ngoại cũng mua ròng gần 730 tỷ đồng - Ảnh 2.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Tại chiều ngược lại, lực xả giảm bớt khi sàn HOSE không ghi nhận mã nào bị bán ròng trên 100 tỷ đồng. 

Nhóm cổ phiếu bất động sản tiếp tục bị xả mạnh khi có tới 5 đại diện xuất hiện trong top 10 cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất, lần lượt là VIC (59,5 tỷ đồng), KDH (31,5 tỷ đồng), VRE (17,8 tỷ đồng), PDR (17 tỷ đồng), TCH (11,9 tỷ đồng).

Bên cạnh đó, các NĐT nước ngoài cũng rút ròng 38,9 tỷ đồng cổ phiếu VJC của Vietjet. Theo sau, họ bán ròng nhẹ các mã VPB (14,6 tỷ đồng), VCI (13,6 tỷ đồng), BVH (12,9 tỷ đồng) SAB (10,3 tỷ đồng). 

Tại sàn HNX, các NĐT nước ngoài bán ròng gần 1,4 tỷ đồng.

Đáng chú ý, cổ phiếu DXS của Đất Xanh Services bất ngờ bị bán ròng 5,8 tỷ đồng ngay trong ngày giao dịch đầu tiên trên sàn HNX. Đóng cửa, DXS giảm mạnh 9,4% về mức 29.000 đồng/cp. 

Dòng tiền ngoại cũng rút khỏi NTP (2,1 tỷ đồng), VND (1,6 tỷ đồng), BSI (1 tỷ đồng). Các mã ghi nhận lực bán ròng nhẹ hơn lần lượt là SHB, S99, TVC, PHP, AMV...

Chiều ngược lại, họ bất ngờ mua ròng 4,4 tỷ đồng cổ phiếu VCS của Vicostone qua kênh khớp lệnh. Theo sau, NĐT nước ngoài cũng mua ròng bộ đôi BVS (1,5 tỷ đồng) và PAN (1,1 tỷ đồng). Một số mã được giao dịch cùng chiều là APS, TVD, THT, NVB, SHS, NDN...

Giao dịch tại thị trường UPCoM cũng chuyển biến tích cực khi khối ngoại mua ròng hơn 8,7 tỷ đồng, tương ứng khối lượng 178.807 đơn vị. 

Cụ thể, cổ phiếu QNS nối dài chuỗi mua ròng khi tiếp tục được mua gom gần 4,2 tỷ đồng. Lực mua tại ACV giảm nhẹ về mức 3,2 tỷ đồng, theo sau là các mã VTP (989 triệu đồng), MSR (367 triệu đồng), ABI (241 triệu đồng), BVB (179 triệu đồng)....

Tại chiều bán ròng, khối ngoại rút ròng khỏi MML (580 triệu đồng), VEA (331 triệu đồng). Cùng chiều, nhóm này cũng xả nhẹ HIG, BSR, HNF, TCI... Đáng chú ý, không có cổ phiếu nào trên sàn UPCoM ghi nhận lực bán ròng trên 1 tỷ đồng. 

Thảo Bùi

Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Brazil lên Đối tác chiến lược
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Brazil Lula da Silva đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam - Brazil lên Đối tác chiến lược và ra Tuyên bố chung Việt Nam – Brazil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược.