|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Cổ phần hóa DNNN: Cần biết 'làm hàng' và bán vốn khôn ngoan hơn

22:30 | 24/07/2018
Chia sẻ
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là quyết định đúng, song Nhà nước nên bán vốn khôn ngoan, bán chiến lược hơn, biết "làm hàng", không nên làm theo kiểu "quẳng" hết hàng ra thị trường một cách ào ạt.
co phan hoa dnnn can biet lam hang va ban von khon ngoan hon Chuyên gia Nhật hiến kế tăng năng suất lao động và cổ phần hóa DNNN
co phan hoa dnnn can biet lam hang va ban von khon ngoan hon
Các nhà đầu tư nước ngoài chỉ quan tâm đến doanh nghiệp có quy mô lớn. Ảnh: TL

Đây là nhận xét của ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tại sự kiện họp báo Diễn đàn M&A Việt Nam năm 2018, tổ chức ngày 24/7 tại Hà Nội.

Sẽ không có trường hợp dễ bán như Sabeco, Vinamilk

Phát biểu tại buổi họp báo, ông Đặng Xuân Minh, Tổng Giám đốc Công ty AVM Việt Nam, Phó Trưởng Ban tổ chức Diễn đàn M&A Việt Nam cho biết, năm 2017 hoạt động cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước được đánh giá có thay đổi về chất. Lần đầu tiên, Chính phủ công khai danh mục cổ phần hóa, thoái vốn, tỷ lệ cổ phần hóa từng doanh nghiệp, từng năm, để nhà đầu tư và thị trường xem xét lựa chọn, tham gia.

Năm 2017, Nhà nước thực hiện cổ phần hóa tại 40 doanh nghiệp. Trong số đó đáng chú ý có những doanh nghiệp quy mô lớn cổ phần hóa và niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán ngay sau đó như PVOil, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam, Công ty TNHH Lọc hóa dầu Bình Sơn... Theo kế hoạch, năm 2018, Chính phủ sẽ tiếp tục cổ phần hóa 64 doanh nghiệp.

Thực tế cho thấy, với những văn bản như: Nghị định 126/2017/NĐ-CP, Công văn 991/TTg - ĐMDN ngày 10/7/2017, Quyết định 1001 QĐ-TTg phê duyệt phương án sắp xếp, phân loại doanh nghiệp của SCIC đến năm 2020…thông tin liên quan đến cổ phần hóa đã được công khai, minh bạch. Đặc biệt, Quyết định của Chính phủ về thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng được kỳ vọng là một yếu tố thúc đẩy cổ phần hóa và thoái vốn trong giai đoạn tới.

Giá trị thoái vốn năm 2017 đạt đỉnh với giá trị thu về 140.000 tỷ đồng, chủ yếu là từ hai thương vụ thoái vốn tại Sabeco và Vinamilk. “Yếu tố thành công ở hai thương vụ này ở chỗ đây là hai công ty đầu ngành trong lĩnh vực sữa và sản xuất bia. Đồng thời, Nhà nước đã mạnh dạn giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần (dưới 51%) và tổ chức đấu thầu minh bạch”, ông Minh đánh giá.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, kết quả đạt được từ cổ phần hóa và thoái vốn không đồng đều. Nhiều thương vụ cổ phần hóa và thoái vốn đã không đạt được mục tiêu như kỳ vọng. Đơn cử như thương vụ IPO Becamex IDC chỉ thu về 588 tỷ đồng so với giá trị 9.650 tỷ đồng dự kiến. Nguyên nhân chính khiến nhà đầu tư không quyết định mua cổ phần Becamex IDC là do Nhà nước nắm tỷ lệ vốn lớn trong thời gian quá dài, tình hình nợ vay, triển khai dự án chậm...

Ngoài ra, còn có trường hợp khác là Tổng công ty Sông Đà, dù kế hoạch bán đấu giá 219,7 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 48,82% vốn) với giá khởi điểm 11.000 đồng/cp, Nhà nước sẽ nắm 51% đến 2019. Tuy nhiên phiên đấu giá gần 220 triệu cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của Công ty mẹ - Tổng Công ty Sông Đà, chỉ có 790.900 cổ phần được bán thành công, tương đương 0,35% lượng chào bán, Nhà nước chỉ thu về gần 9 tỷ đồng.

Đặc biệt, tại buổi họp báo, các chuyên gia nhận định, năm 2018 và các năm về sau, thị trường M&A sẽ không có trường hợp dễ bán như Sabeco hay Vinamilk nữa.

Cần bán vốn có chiến lược và khôn ngoan

Lý giải về nguyên nhân thực trạng nêu trên, ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng CIEM cho rằng, DNNN là món hàng hời và việc không bán được là do sự thiếu sự quan tâm của nhà đầu tư. Cổ phần hóa DNNN là quyết định đúng, song Nhà nước nên bán vốn khôn ngoan, bán chiến lược hơn, biết làm hàng, chứ đừng làm theo kiểu "quẳng" hết hàng ra thị trường một cách ào ạt.

Mặt khác, theo ông Hiếu, hiện chủ sở hữu DNNN khá phân mảnh, có mục tiêu và lợi ích khác nhau, nên nếu đẩy hàng ra thị trường ào ào cùng một lúc sẽ không thành điểm cộng tốt, ngược lại sẽ triệt tiêu nhau.

Đặc biệt, đại diện CIEM đánh giá, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước ra đời sẽ giúp việc bán cổ phần DNNN có chiến lược tập thể, dài hạn hơn và sẽ dẫn đến hiệu quả cao hơn.

Bên cạnh đó, đánh giá chung về những hạn chế cho sự phát triển của hoạt động M&A tại Việt Nam, các chuyên gia cho rằng, chất lượng của doanh nghiệp, trong đó có DNNN còn yếu.

co phan hoa dnnn can biet lam hang va ban von khon ngoan hon
Các diễn giả tham gia giải đáp tại buổi họp báo. Ảnh: T.U

Theo thống kê, hiện vốn điều lệ của đa số các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam mới ở mức 50-80 tỷ đồng, tương đương 2- 4 triệu USD, vốn hóa khoảng 5-10 triệu USD. Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ quan tâm đến các doanh nghiệp có quy mô lớn, còn doanh nghiệp nhỏ với sức cạnh tranh yếu không phải là đối tượng có sức hút đối với các nhà đầu tư.

Thêm vào đó, tỷ lệ muốn nắm giữ cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam còn ở mức cao, cổ đông nhà nước vẫn muốn nắm giữ và thoái từng phần. Trong khi, hiện các nhà đầu tư nước ngoài muốn nắm tỷ lệ chi phối để có thể chủ động trong các hoạt động kinh doanh của mình.

Ngoài ra, báo cáo tài chính và công bố thông tin của doanh nghiệp chưa thực sự minh bạch. "Đây là vấn đề lớn nhất ảnh hưởng đến thu hút vốn ngoại khi mà họ còn e ngại về tính chính xác của các con số tài chính. Chưa hết, việc tiếp cận thông tin về đối tượng tiềm năng cũng khá khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài", ông Minh phân tích.

Mặt khác, yếu tố văn hóa gây trở ngại cho các giao dịch M&A còn nằm ở sự khó khăn trong việc hòa nhập văn hóa là vấn đề lớn quyết định đến thương vụ. Nhiều doanh nghiệp chưa quen với việc có cổ đông ngoại hoặc có thêm sự quản lý người nước ngoài.

Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng, hệ thống pháp lý và thực thi liên quan đến đầu tư và M&A cần được hoàn thiện và tháo dỡ các rào cản cũng như các vấn đề về giới hạn sở hữu cho nhà đầu tư, vấn đề quy hoạch, vấn đề thuế cho các giao dịch M&A... Đồng thời, DNNN cũng cần minh bạch hơn về thông tin doanh nghiệp và thông tin tài chính để nhà đầu tư có thể tiếp cận thông tin nhằm ra quyết định đầu tư.

Xem thêm


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Tố Uyên

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.