|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Cơ hội nào cho TH True Milk và Vinamilk tại thị trường Trung Quốc?

08:30 | 18/05/2019
Chia sẻ
Nếu xuất khẩu được sữa sang Trung Quốc qua đường chính ngạch, đây sẽ là động lực lớn để ngành sữa trong nước nói chung và các doanh nghiệp lớn nói riêng như Vinamilk, TH True Milk mở rộng quy mô sản xuất, thậm chí là cả mở rộng đầu tư sang cả nước ngoài.

Chiều 26/4, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã trao Nghị định thư về yêu cầu thú y và sức khỏe cộng đồng đối với các sản phẩm sữa của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc cho ông Hùng Ba, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Trung Quốc tại Việt Nam.

Trong đó gồm Nghị định thư về yêu cầu thú y và sức khỏe cộng đồng đối với các sản phẩm sữa của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc; Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với măng cụt xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc; và Bản ghi nhớ về thiết lập cơ chế ngăn chặn và kiểm soát sâu bệnh thực vật tại khu vực biên giới giữa hai nước.

Đại diện Bộ NN&PTNT cho biết, Nghị định thư được ký kết lần này là cơ sở pháp lý rất quan trọng tạo điều kiện cho sữa của Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sang thị trường giàu tiềm năng với 1,4 tỉ người tiêu dùng này.

Vậy cơ hội nào sẽ đến với ngành sữa nói chung và doanh nghiệp chế biến sữa Việt Nam nói riêng? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn riêng với ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi.

Cơ hội nào cho TH True Milk và Vinamilk tại thị trường Trung Quốc? - Ảnh 1.

Ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi. Ảnh: Đức Quỳnh

Việc Việt Nam kí nghị định thư với Trung Quốc về xuất khẩu sữa chính ngạch sang nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này sẽ có ý nghĩa thế nào đối với các doanh nghiệp sản xuất sữa lớn trong nước như Vinamilk, TH True Milk thưa ông?

Ông Tống Xuân Chinh: Nếu xuất khẩu được sữa sang Trung Quốc qua đường chính ngạch, đây sẽ là động lực lớn để ngành sữa trong nước nói chung và các doanh nghiệp lớn nói riêng như Vinamilk, TH True Milk mở rộng quy mô sản xuất, thậm chí là mở rộng đầu tư sang nước ngoài.

Hện Vinamilk có 13 trại chăn nuôi, trong đó 12 trang trại trong nước và 1 trang trại đang được xây dựng ở Lào với số vốn 2.000 tỉ đồng. TH True Milk đầu tư 2,7 tỉ USD sang Nga để mở rộng sản xuất. 

Sắp tới, một vài doanh nghiệp khác cũng sẽ đầu tư nước ngoài.

Sau khi kí Nghị định thư về xuất khẩu sữa sang Trung Quốc, ngành nông nghiệp đang thiết lập chương trình giám sát dịch bệnh đối với một số loại bệnh trên bò như nhiệt thán, lở mồm long móng...

Đồng thời, ngành cũng theo dõi các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm khác, liên lạc chặt chẽ với phía Trung Quốc để họ hướng dẫn các doanh nghiệp xuất khẩu sữa về các thủ tục đăng kí, cấp mã. Sau khi những công việc trên được giải quyết hoàn tất, sẽ tiến hành xuất khẩu sữah. Đây là những việc khẩn cấp mà ngành đang đẩy mạnh triển khai.

Vậy "vũ khí" ngành sữa Việt Nam hiện nay để tiến tới thị trường Trung Quốc là gì, thưa ông?

Đứng về góc độ năng suất bò sữa, bình quân bò vắt sữa đạt 5 tấn sữa/con/năm, cao hơn rất nhiều so với một số nước trong khu vực châu Á. Tính theo chu kì, thậm chí có con đạt tới 8,5 - 9 tấn/con/năm.

Nhu cầu sữa của Trung Quốc rất lớn, mỗi năm phải nhập khẩu hai triệu tấn. Nếu việc xuất khẩu sữa chính ngạch sang Trung Quốc suôn sẻ, Việt Nam cũng sẽ có chút thị phần trong "miếng bánh" này.

Thêm vào đó, chúng ta có lợi thế về các tỉnh Trung Quốc giáp biên giới Việt Nam với dân số lớn khoảng 100 triệu người. Do đó, chúng ta cần tận dụng tối đa lợi thế này.

Ngoài ra, vụ bê bối sữa nhiễm melamine khiến người Trung Quốc có xu thế ưa thích sử dụng sữa nhập khẩu. Đối với sữa Việt Nam, các đoàn khách Trung Quốc khi sang thăm cũng muốn tìm mua bằng được sữa của chúng ta. Riêng mặt hàng sữa chua, trước đây, chúng ta xuất khẩu qua biên mậu được chấp nhận cao. Hi vọng trong thời gian tới, chúng ta sẽ xuất khẩu chính ngạch sẽ càng tăng thêm thị phần.

Đối với thị trường "sân nhà", hiện nay, chúng ta mới chỉ đáp ứng 40% và còn lại 60% phải nhập khẩu. Ngoài ra, chúng ta đang có quy định sữa học đường; trong đó, nguyên liệu đầu vào phải là sữa tươi.

Công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp hiện nay đã đạt trình độ thế giới, kể cả công nghệ chăn nuôi và công nghệ chế biến. Đặc biệt, công nghệ sinh sản bò của chúng ta cũng đang rất mạnh nên có thể coi đây là lợi thế lớn.

Những khó khăn hiện nay ngành sữa đang gặp phải là gì, thưa ông?

Tại Trung Quốc, chúng ta buộc phải đối đầu với các ông lớn để giành miếng bánh thị phần. Hiện ngành sữa đang phải siết chặt việc quản lí an toàn, chất lượng sản phẩm, kiểm soát dịch bệnh nhằm đáp ứng tiêu chuẩn Global GAP. Tuy nhiên, số lượng hộ chăn nuôi quy mô nhỏ (dưới 5 con) vẫn còn chiếm trên 50%, đây là trở ngại lớn. Trong khi chăn nuôi bò sữa phải trên 10 con mới mới hiệu quả.

Thêm vào đó, chúng ta chưa có đồng cỏ chăn thả tự nhiên như ở Mỹ, Australia hay New Zealand, mà buộc phải trồng cỏ trong khi trâu bò buộc phải ăn cỏ tự nhiên.

Tuy nhiên, hiện các doanh nghiệp lớn đã chủ động mọi thứ từ tạo giống, thức ăn, công nghệ di truyền. Những doanh nghiệp này hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu phía Trung Quốc.

Xét trên góc độ người nông dân nuôi bò sữa, theo ông họ sẽ được hưởng lợi thế nào?

Sắp tới đây, liên kết giữa nông dân và các doanh nghiệp xuất khẩu sữa sẽ chặt chẽ hơn và gần như 100% các hộ phải liên kết với nhà máy.

Không giống các mặt hàng khác như thịt, trứng, người dân buộc phải bán cho doanh nghiệp vì vấn đề bảo quản. Nếu có bán ra ngoài thì cũng chỉ bán được số lượng nhỏ. Nếu không bán cho doanh nghiệp mà không có công nghệ bảo quản tốt thì sữa chắc chắn hỏng trong thời gian ngắn.

Nguy hiểm nhất là khi bà con tự động xây chuồng, nuôi bò mà chưa có đầu ra ổn định. Do vậy, chúng tôi khuyến cáo bà con nên kí hợp đồng với doanh nghiệp thu mua sữa như Vinamilk, TH True Milk trước khi xây dựng chuồng trại, nuôi bò.

Một tín hiệu đáng mừng khác là trước đây TH True Milk tự nuôi và chế biến sữa, nhưng giờ họ thay đổi chiến lược và tăng cường hợp tác với nông dân hơn.

Có hai hình thức liên kết. Một là doanh nghiệp cung cấp giống, thức ăn đầu vào, hướng dẫn kĩ thuật cho bà con sau đó thu mua sữa từ các hộ dân này với giá sau khi đã trừ chi phí. 

Hai là thu mua cỏ từ người dân, đây là hình thức rất hữu hiệu, đặc biệt là những khu đất nông nghiệp không hiệu quả thì chuyển trồng cỏ. Lợi ích kinh tế của việc trồng cỏ thậm chí gấp đôi trồng lúa.

Xin cảm ơn ông vì những chia sẻ!

Đức Quỳnh

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.