|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Chứng khoán Trung Quốc đối mặt rủi ro mới từ 637 tỉ USD cổ phiếu bị thế chấp

10:16 | 27/12/2018
Chia sẻ
Việc thế chấp cổ phiếu tràn lan có nguy cơ làm thị trường chứng khoán Trung Quốc xấu thêm nếu các tổ chức cho vay bán tháo cổ phiếu khi giá xuống dưới tỷ lệ cho phép để thu hồi nợ. Xu hướng này có thể ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý nhà đầu tư và làm suy giảm nền kinh tế trong nước.
chung khoan trung quoc doi mat rui ro moi tu 637 ti usd co phieu bi the chap Quĩ đầu tư giá trị vẫn ‘sống khỏe’ trên thị trường chứng khoán Trung Quốc

Vòng luẩn quẩn làm tình hình ngày càng nghiêm trọng

Chỉ số Shanghai Composite giảm 0,9% vào ngày thứ Ba vừa qua ở mức 2.504, sau khi có thời điểm chạm vùng đáy của năm 2018 là 2.486. Đã có khoảng 80% số cổ phiếu bị giảm giá mạnh.

“Các nhà đầu tư nhỏ lẻ bán tháo cho thấy sự hoảng loạn”, một nhà quản lý tại công ty môi giới chứng khoán Trung Quốc cho biết.

Các nhà đầu tư nhỏ lẻ chiếm đến 80% lượng giao dịch chứng khoán tại Trung Quốc và có ảnh hưởng lớn đến thị trường. “Thị trường sẽ không tìm thấy đáy cho đến khi chỉ số Shanghai Composite xuống dưới mức 2.000 điểm,” một người đàn ông 30 tuổi kiếm sống từ các khoản đầu tư chứng khoán cho biết bên ngoài một công ty môi giới ở Thượng Hải.

Nhiều báo cáo cũng cho thấy Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin kêu gọi các ngân hàng hàng đầu của Mỹ tiếp tục thúc đẩy bán tháo cổ phiếu tại Trung Quốc, nơi có rất ít niềm tin vào hệ thống tài chính.

“Một cuộc đối thoại giữa cơ quan nhà nước và các tổ chức tài chính có thể xảy ra như một dấu hiệu cho thấy việc điều hành kém hiệu quả,” một công ty chứng khoán Trung Quốc cho biết.

Với việc chỉ số Shanghai Composite đóng cửa gần mốc 2.500 điểm, lo ngại đối với các cổ phiếu được sử dụng làm tài sản đảm bảo đang gia tăng. Đây đã trở thành một xu hướng phổ biến tại Trung Quốc khi các cổ đông lớn sử dụng cổ phần của họ để thế chấp cho các khoản vay.

Tính đến thứ Sáu vừa qua, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã có khoảng 637,1 tỉ cổ phiếu được cam kết là tài sản thế chấp, tăng 12% so với cuối năm 2017 và gần gấp ba vào tháng 1/2015 khi nước này đối mặt với bóng bóng bất động sản. Số cổ phiếu này được định giá vào khoảng 4.000 tỉ nhân dân tệ (tương đương 580 tỉ USD) và thuộc 3.400 tập đoàn khác nhau.

Gần 150 công ty có hơn một nửa cổ phần của họ gắn liền với tài sản thế chấp. Những tên tuổi lớn có tỷ lệ cổ phiếu cầm cố cao bao gồm TCL, Ngân hàng Minsheng Trung Quốc và tập đoàn bất động sản Greenland Holdings. Việc thế chấp này đã cho phép các cổ đông lớn của tập đoàn tiếp cận được nhiều vốn hơn, thúc đẩy đầu tư lớn hơn và các thương vụ mua bán đắt đỏ.

Ở Trung Quốc, các tổ chức tài chính cho vay có thể bán cổ phiếu một khi giá thị trường giảm xuống dưới mức quy định tương ứng với quy mô của khoản vay, thường là khoảng 30% đến 40% giá trị thị trường của cổ phiếu trong thời điểm hợp đồng còn hiệu lực. Một số lượng đáng kể các công ty được cho là đã chạm vào tỷ lệ này khi thị trường Trung Quốc tiếp tục sụt giảm dài kể từ khi đạt đỉnh vào giữa năm 2015.

"Tổng giá trị cổ phiếu được bán bởi các tổ chức tài chính là khoảng 700 tỉ nhân dân tệ", một quan chức tại Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc cho biết.

Ủy ban đã thúc giục các tổ chức tài chính từ đầu tháng 9 nhằm giữ thanh khoản dồi dào cho người vay, nhưng giải pháp cơ bản đã không được đưa ra.

Cổ phiếu toàn cầu cũng chưa có dấu hiệu ngừng giảm. Chỉ số trung bình Nikkei 225 đóng cửa ở mức 19.155 giảm 5% vào thứ ba, lần đầu tiên giảm xuống dưới mốc 20.000 điểm kể từ tháng 9/2017.

Chỉ số Công nghiệp trung bình Dow Jones cũng trải qua một đêm Giáng sinh tồi tệ nhất kể từ khi chỉ số này ra đời năm 1896, đóng cửa giảm 2,9%. Các thị trường đã bị xáo trộn khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và Ngân hàng Trung ương châu Âu thắt chặt chính sách tiền tệ của họ, bên cạnh những bất ổn trong chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

chung khoan trung quoc doi mat rui ro moi tu 637 ti usd co phieu bi the chap
Một nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Dòng tiền đang tìm kiếm các kênh đầu tư an toàn

Lãi suất tăng đang khiến các nhà đầu tư chuyển tiền ra khỏi các tài sản rủi ro như cổ phiếu, dầu mỏ và trái phiếu ở các nước phát triển. Những chuyên gia bám sát thị trường duy trì một quan điểm cẩn trọng cho triển vọng năm 2019, và xu hướng dịch chuyển dòng tiền đến các tài sản an toàn hơn có thể còn kéo dài.

Dòng tiền từ nước ngoài, vốn là nền tảng của thị trường Trung Quốc trong quá khứ, dự kiến ​​cũng sẽ chậm lại. Mặc dù lực mua đã xuất hiện ở cuối phiên hôm Thứ Ba nhưng được cho là dòng tiền từ chính phủ đổ vào, vì vậy rất ít người dự đoán sẽ có đột biến trong thanh khoản.

"Trung Quốc và Mỹ cần giảm bớt căng thẳng, vốn đang đè nặng lên nền kinh tế của họ", một công ty chứng khoán Trung Quốc cho biết.

Nền kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc ở mức nhanh hơn, doanh số bán lẻ chỉ tăng 5% theo giá trị thực. Việc sức mua nội địa chậm lại đã góp phần làm giảm giá cổ phiếu, từ đó kéo theo một vòng luẩn quẩn. Doanh số bán xe hơi tại Trung Quốc cũng tiếp tục sụt giảm kể từ khi chỉ số Shanghai Composite xuống dưới mốc 3.000 trong tháng 7.

Xem thêm

Minh Trí Việt

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.