|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Chuẩn mực thương mại xuyên Thái Bình Dương và nỗi lo 'thiệt đơn thiệt kép' của các nhà sản xuất Mỹ

20:18 | 12/03/2019
Chia sẻ
Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay còn được gọi là TPP-11, đã chính thức có hiệu lực vào ngày 30/12/2018, mở ra một bộ quy tắc thương mại mới cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chiếm hơn 15% thương mại toàn cầu và 500 triệu người tiêu dùng.

Bao gồm trong hiệp định CPTPP là một bộ tiêu chuẩn mới về vệ sinh và kiểm dịch động thực vật, thiết lập một bộ hướng dẫn toàn diện và rõ ràng.

Rào cản kỹ thuật đối với thương mại sẽ dễ dàng hơn cho các quốc gia thành viên để quản lý vì sự minh bạch trong việc xây dựng các quy tắc thương mại mới này. CPTPP thực sự là một dấu ấn lớn trong thế giới thương mại đa phương trong bối cảnh các cuộc đàm phán WTO thất bại, vai trò mờ nhạt của G8 và sự sụp đổ vai trò lãnh đạo của Mỹ trong thương mại toàn cầu.

Một khía cạnh của hiệp định sẽ có sức mạnh nhất làm chuyển đổi thương mại là trong cắt giảm thuế quan. Việc giảm thuế đối với một số sản phẩm nông nghiệp chủ chốt cũng sẽ hạn chế khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu quan trọng của Mỹ, bao gồm thịt bò, thịt lợn và rượu vang, trước đó đã có sự hiện diện mạnh mẽ trong thị trường tiêu dùng Nhật Bản. CPTPP được xem như một chuẩn mực cho các hiệp định thương mại trong tương lai vì tính chất liên kết toàn diện của nó. Ngay cả hàng hóa, mỗi dòng thuế cho mỗi hàng hóa duy nhất và hầu hết sẽ được xóa bỏ khi hiệp định có hiệu lực hoặc xóa bỏ theo thời gian. Trung tâm thương mại châu Á gọi đó là “hiệp định thương mại quan trọng nhất” trong 20 năm qua vì lý do chính đáng - không có thỏa thuận thương mại nào khác hoàn thành những gì mà TPP11 làm. Cho đến nay, các khía cạnh quan trọng nhất của CPTPP chi phối cách hàng hóa sẽ được tiếp cận thị trường của các quốc gia thành viên theo hai cách: thứ nhất là thông qua các hạn chế nhập khẩu (giới hạn số lượng hàng hóa vào một quốc gia); thứ hai là thông qua thuế nhập khẩu (làm tăng giá hàng hóa bên ngoài cho người tiêu dùng).

Chuẩn mực thương mại xuyên Thái Bình Dương và nỗi lo thiệt đơn thiệt kép của các nhà sản xuất Mỹ - Ảnh 1.

Thứ nhất, Mỹ có thể sẽ chịu những tổn thất đáng kể từ quyết định rút khỏi hiệp định, đặc biệt là ở thị trường thịt bò quan trọng của nước này. Mỹ xuất khẩu hơn 40% thịt bò xuất khẩu sang Nhật Bản (trị giá hơn 1 tỷ USD) và đây được xem là một thị trường thiết yếu. Liên đoàn xuất khẩu thịt Mỹ ước tính rằng thị phần nhập khẩu thịt bò của Nhật Bản sẽ giảm từ 43% xuống 36% vào năm 2023 và xuống còn 30% vào năm 2028. Thiệt hại xuất khẩu hàng năm có thể lên tới 550 triệu USD vào năm 2023 và sẽ vượt 1,2 tỷ USD vào năm 2028. Sự gia tăng khả năng tiếp cận thị trường thịt bò Nhật Bản của các đối tác thương mại CPTPP cao hơn bất kỳ hiệp định thương mại tự do nào trước đây, bao gồm cả mọi hiệp định với Mỹ.

Mặc dù thuế thịt bò cao hơn sẽ vẫn được áp dụng cho Mỹ (ở mức 38,5%), Nhật Bản đã cam kết mở cửa thị trường đối với thịt bò trong năm đầu tiên của hiệp định hoặc ngay khi có hiệu lực (theo ngôn ngữ của văn kiện hiệp định). Các thành viên của CPTPP sẽ bị đánh thuế ở mức thấp hơn với 27,5% trong năm thứ 1, đến năm thứ 9, mức thuế giảm xuống còn 9%. Những mức giảm này đã được chuyển thành tiết kiệm cho người tiêu dùng khi các cửa hàng như siêu thị chuỗi trung tâm thương mại AEON đã giảm giá thịt bò Úc. Australia và Canada đều sẽ được hưởng lợi đáng kể từ CPTPP, khả năng tiếp cận của họ đối với thị trường tiêu dùng thịt bò Nhật Bản đang ngày càng tăng lên khi giá giảm cho người tiêu dùng. New Zealand là một quốc gia khác có xuất khẩu thịt bò cũng có thể được hưởng lợi, hiệp định này làm cho mức thuế suất của nước này tương tự như của Australia.

Thứ hai, đối với ngành thịt lợn. CPTPP chỉ là bước đầu tiên trong một tập hợp các hiệp định thương mại tự do mở rộng trong khu vực đối với Nhật Bản. Hơn nữa, Hiệp định đối tác kinh tế của Nhật Bản với các nước châu Âu đã có hiệu lực vào ngày 1/2, tiếp tục giáng một đòn mạnh nữa vào các ngành của Mỹ. Trước hiệp định của Nhật Bản với châu Âu, Mỹ đã cạnh tranh với cả châu Âu và Canada về thị trường người tiêu dùng thịt lợn của Nhật Bản. Châu Âu sẽ có tiếp cận ưu đãi theo hiệp định mới với Nhật Bản và Canada cũng có quyền tiếp cận thị trường tương tự thông qua CPTPP.

Các nhà sản xuất thịt lợn của Mỹ dự kiến sẽ mất hơn 600 triệu USD vào năm 2023 do thị phần Nhật Bản bị thu hẹp hơn, có thể tăng lên tới một tỷ đôla vào năm 2028. Đây là những tổn thất đáng kể. Nhật Bản cũng là thị trường quan trọng nhất đối với thịt lợn của Mỹ, giá trị xuất khẩu ước đạt 1,6 tỷ USD và chiếm 1/4 doanh số bán thịt lợn toàn cầu. Nhật Bản sẽ hạ thuế suất đối với toàn bộ thịt lợn và cắt giảm thuế thịt lợn cho các đối tác trong CPTPP khi hiệp định có hiệu lực, đến năm thứ 10, hầu hết hàng hóa sẽ có mức thuế suất dưới 2% và sẽ không có thuế quan vào năm thứ 16.

Thứ ba, cùng với thiệt hại cho thị trường thịt lợn và thịt bò của Nhật Bản, các nhà sản xuất rượu vang của Mỹ cũng có thể thấy sự sụt giảm đáng kể trong việc tiếp cận người tiêu dùng Nhật Bản do kết quả của hiệp định với châu Âu và CPTPP. Australia, Chile và New Zealand đang tiến đến lợi ích mà cả hai hiệp định sẽ mang lại cho các nhà sản xuất rượu vang của họ. Các quốc gia này hiện đang cạnh tranh với châu Âu với tư cách là các đối tác thương mại ưu đãi ở các nước châu Á là một phần của CPTPP, bao gồm cả Nhật Bản và Việt Nam. Giá trị xuất khẩu rượu vang của Mỹ sang Nhật Bản trung bình khoảng 35 triệu USD mỗi năm và là thị trường xuất khẩu lớn thứ năm. Tầm quan trọng của châu Á đối với rượu vang của Mỹ được nhấn mạnh bởi Viện rượu vang, mà trên trang web của Viện này, đã kêu gọi “Chính phủ Mỹ bắt đầu các cuộc thảo luận song phương với Nhật Bản, Việt Nam, Malaysia và các quốc gia khác ngoài khu vực Thái Bình Dương để tăng trưởng xuất khẩu rượu vang Mỹ”. Đây là những nền kinh tế châu Á nơi tiêu thụ rượu vang đang tăng, nhưng không có thỏa thuận, nên Mỹ sẽ có nguy cơ tổn thất trước các đối thủ cạnh tranh từ châu Âu, Australia, Mỹ Latinh và New Zealand.

Thứ tư, chính sách bảo hộ trong nước của Nhật Bản đối với ngành nông nghiệp, góp phần làm cho các nhà sản xuất Mỹ càng khó có cơ hội cạnh tranh hơn. Theo Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản (MAFF), ngành nông nghiệp của Nhật Bản sẽ không phải chịu sự cạnh tranh đáng kể từ hàng hóa nhập khẩu. Chính sách nông nghiệp coi thịt bò, thịt lợn, gạo, lúa mì và sữa nội địa của Nhật Bản rất quan trọng. Trên trang web trả lời các câu hỏi thường gặp về hiệp định, Bộ này cho biết chỉ có 20% tất cả các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản và lâm nghiệp sẽ bị tác động bởi hiệp định và 5 sản phẩm quan trọng này sẽ không bị đe dọa bởi các điều khoản của hiệp định. CPTPP chỉ yêu cầu thay đổi với 1% trong những sản phẩm được coi là nhạy cảm và quan trọng.

Trong các cuộc đàm phán song phương với cả Canada và Australia, Nhật Bản đã đồng ý cho phép nhập khẩu gạo và lúa mì vượt quá cam kết đối với các quốc gia này. Nhập khẩu gạo của Nhật Bản từ Australia được thiết lập ở mức 6.000 tấn trong năm thứ 1 và sau đó đạt mức cao nhất trong năm thứ 13 ở mức 8.400 tấn. Những con số này thấp hơn đáng kể so với mục tiêu 215.000 tấn mà Mỹ thúc đẩy trong các cuộc đàm phán trước đó. Nhập khẩu lúa mì cũng được giới hạn tương tự trong năm thứ 9, đối với Australia và Canada lần lượt là 50.000 tấn và 53.000 tấn.

Cùng với việc hạn chế nhập khẩu lúa mì, Nhật Bản vẫn duy trì khả năng đánh thuế nhập khẩu. Lúa mì từ Australia và Canada bị đánh thuế vào năm thứ 1 ở mức 16% và giảm xuống 9% vào năm thứ 9 và mỗi năm sau đó. Những cam kết này mặc dù có ý nghĩa, vẫn cho phép Nhật Bản duy trì khả năng kiểm soát một số sản phẩm nhạy cảm của mình bằng cách hạn chế lượng hàng hóa nhập khẩu nếu nước này bị áp đảo bởi sự gia tăng nhập khẩu gây hại cho các nhà sản xuất trong nước. MAFF có thể lưu trữ gạo và sử dụng gạo mua trong nước của chính phủ bằng với lượng nhập khẩu để duy trì sự kiểm soát đối với nguồn cung của mình như một loại cây lương thực chính. Sự kiểm soát này đối với việc cung cấp gạo bằng cách mua của chính phủ về cơ bản có nghĩa là MAFF duy trì sự kiểm soát đối với giá gạo.

Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP, lộ trình 2 giai đoạnBộ Công Thương ban hành Kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP, lộ trình 2 giai đoạn Chăn nuôi nỗ lực vượt Chăn nuôi nỗ lực vượt 'sóng' CPTPP Tham gia CPTPP, doanh nghiệp phải nắm rõ luậtTham gia CPTPP, doanh nghiệp phải nắm rõ luật

Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Báo Công Thương