Bất chấp lạm phát tại nhiều quốc gia trên thế giới vẫn nóng và giá cả nhiều mặt hàng, đầu vào của sản xuất tăng cao nhưng lạm phát của Việt Nam vẫn tương đối thấp trong 9 tháng qua. Mặc dù vậy áp lực lạm phát vẫn đang là nguy cơ hiện hữu trong những tháng cuối năm.
TS. Cấn Văn Lực dự báo, năm nay lạm phát có thể ở mức 4% nhưng lạm phát năm tới có để từ 4 -4,5% do Việt Nam có độ trễ, chi phí đầu vào của các doanh nghiệp hiện vẫn đang ở mức cao.
Bộ Tài chính dự báo CPI bình quân năm 2022 tăng trong khoảng 3,37-3,87%. Tổng cục Thống kê dự báo CPI bình quân trong khoảng 3,4-3,7%. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dự báo lạm phát bình quân năm 2022 tăng trong khoảng 3,7% (dao động khoảng 0,3%).
VCSC dự báo tốc độ tăng CPI bình quân cả năm 2022 ở mức 3,5%, trong đó áp lực lạm phát sẽ gia tăng vào cuối năm, với tốc độ tăng CPI bình quân khoảng 4,5% trong 6 tháng cuối năm 2022.
Theo các chuyên gia tại đây, áp lực lạm phát sẽ mạnh hơn bắt đầu từ nửa cuối năm 2022, đẩy lạm phát toàn phần tạm thời vượt mức trần 4% của NHNN trong một vài quý.
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Thành, mặc dù lạm phát có thể đạt đỉnh 7% vào cuối năm nay nhưng Việt Nam vẫn sẽ kiểm soát được lạm phát 4% như mục tiêu do cách tính lạm phát bình quân. Trong kịch bản kinh tế thế giới suy thoái, Việt Nam vẫn còn trụ cột có thể kéo tăng trưởng kinh tế đạt mức bình quân khoảng 6,8% mỗi năm trong vòng 3 năm tới.
Theo chuyên gia Cấn Văn Lực, cứ dứt khoát giữ lạm phát dưới 4% thì lại phản tác dụng, dẫn đến thiếu nguồn cung, buôn lậu găm hàng, giữ hàng, đẩy giá lên cao. Do đó, cần hết sức nghệ thuật trong điều hành, vị chuyên gia này khuyến nghị.
Bộ Tài chính cho biết nửa cuối năm 2022 còn nhiều áp lực lên mặt bằng giá từ biến động phức tạp, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có những yếu tố làm giảm lạm phát.
MBS cho rằng hiện nay, độ chênh lệch giữa tăng trưởng GDP danh nghĩa và tăng trưởng cung tiền trong năm 2021 là khá cao khoảng 5% và sẽ thu hẹp lại trong năm 2022 nên không gây rủi ro lạm phát cao trong dài hạn.
Giá cả hàng hóa toàn cầu tăng cao, đặc biệt là giá dầu toàn cầu, sẽ làm tăng áp lực lạm phát. Tuy nhiên, nguồn cung lương thực dồi dào trong nước sẽ giúp Việt Nam giảm lạm phát trong năm 2022.
Lạm phát năm 2022 có khả năng vượt mục tiêu 4% của Quốc hội, theo dự báo của VCBS. Tuy nhiên, các chuyên gia tại đây cho rằng áp lực mức tăng lạm phát như vậy vẫn ở mức tương đối thấp so với các quốc gia trong khu vực.
Các chuyên gia tại đây nhận định lạm phát Việt Nam sẽ đạt đỉnh trong quý IV, tăng trưởng GDP có thể đạt 14% trong quý III, nhưng tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại từ quý IV.
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.