HSBC cho rằng nhờ chi phí vận tải thấp, một phần do giá dầu thế giới giảm trong tháng 4, một phần do Việt Nam hạ thuế bảo vệ môi trường, điều này đã giúp cho áp lực lạm phát của Việt Nam duy trì ở mức thấp trong khu vực ASEAN.
Các chuyên gia của Mirae Asset nhận thấy rủi ro lạm phát đang ngày càng gia tăng khi giá cả thực phẩm có xu hướng tăng trong bối cảnh chiến tranh Nga-Ukraine và những biện pháp trừng phạt liên quan.
Theo các chuyên gia phân tích của CTCP Chứng khoán SSI, các yếu tố nền tảng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm nay vẫn được duy trì và trong ngắn hạn sẽ không xuất hiện rủi ro đối với những thay đổi trong chính sách, cả về tiền tệ và tài khóa.
PGS.TS Vũ Sỹ Cường, Phó trưởng bộ môn Phân tích chính sách tài chính, Học viện Tài chính nhận định việc Trung Quốc tiếp tục chính sách Zero-COVID sẽ ảnh hưởng cực lớn đến lạm phát của Việt Nam.
VNDirect cho rằng lạm phát trong nước cao hơn dự kiến có thể cản trở đà phục hồi kinh tế và khiến chính sách tiền tệ trở nên thắt chặt hơn. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có ít dư địa hơn để duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm hỗ trợ nền kinh tế.
Theo chuyên gia Nguyễn Bích Lâm, căng thẳng Nga-Ukraine kéo dài có thể gây khó khăn về nguồn cung các loại nguyên, nhiên vật liệu, ảnh hưởng tới quá trình phục hồi và phát triển kinh tế Việt Nam.
Nhóm nghiên cứu của Đại học Kinh tế Quốc dân nhận định tăng trưởng kinh tế Việt Nam có khả năng cao đạt được mục tiêu 6,5% trong năm 2022, tuy nhiên mục tiêu lạm phát dưới 4% khó có thể đạt được.
Theo IMF, các rủi ro cận kề ngay trước mắt đối với kinh tế Việt Nam gồm căng thẳng địa chính trị và suy giảm tăng trưởng ở Trung Quốc. Những rủi ro khác là xu hướng thắt chặt các điều kiện tài chính toàn cầu, những diễn biến trên thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp.
Những tháng đầu năm áp lực lên lạm phát là rất lớn nhưng, Bộ Tài chính đã triển khai nhiều giải pháp tài khóa góp phần hỗ trợ tăng trưởng và kiểm soát lạm phát. Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng đã trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này.
Chuyên gia KBSV nhận định áp lực lạm phát sẽ tăng mạnh trong quý II trước khi hạ nhiệt vào nửa cuối năm, do nhu cầu trong nước hồi phục và ảnh hưởng của xu hướng tăng giá hàng hóa trên thế giới sau khi yếu tố “độ trễ” không còn.
Các chuyên gia của VNDirect cho rằng lạm phát sẽ nóng lên trong tháng tới và dự báo lạm phát trong quý II bình quân ở mức 3,1% lạm phát bình quân năm 2022 được dự báo ở mức 3,45% so với cùng kỳ.
ACBS nhận định rủi ro lớn nhất hiện nay là cơn bão lạm phát trên toàn cầu có thể gây áp lực lên Việt Nam. Công ty kỳ vọng giá dầu sẽ ổn định trong 6 tháng cuối năm 2022, từ đó góp phần giảm áp lực gia tăng lạm phát.
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.