Các doanh nghiệp cần phải nhanh chóng tiếp cận, tìm hiểu rõ điều khoản của CPTPP để đánh giá được cơ hội và thách thức với chính ngành nghề của mình, doanh nghiệp của mình, từ đó có những chiến lược, giải pháp phù hợp trong cạnh tranh, khai thác được các cơ hội mà CPTPP mang lại.
Năm 2018 là một năm thành công đối với hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 36 tỷ USD, tăng 16,01% so với năm 2017.
Hôm 27/11, Hiệp hội Dệt may Việt Nam gửi đề xuất sửa đổi chính sách thuế đối với doanh nghiệp sản xuất sau đó xuất khẩu sản phẩm theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ.
Trong tháng 11, ước tính Việt Nam nhập siêu 400 triệu USD. Tuy nhiên, tính chung 11 tháng xuất siêu 6,8 tỉ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 23,4 tỉ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 30,2 tỉ USD.
Công cụ đánh giá rủi ro về nguồn nước ở khu vực Mekong, Báo cáo rủi ro về nước và các giải pháp của nước cho ngành dệt may Việt Nam sẽ hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp phát triển trong tương lai.
Việt Nam đứng thứ 5 trong danh sách các quốc gia xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất trên thế giới nhưng lại nổi tiếng hơn về chi phí sản xuất thấp và tiêu chuẩn môi trường kém. Nếu không thay đổi các cách thức hoạt động, Việt Nam có thể sẽ đánh mất vị thế cạnh tranh.
Việc Mỹ có thể rút ra khỏi bất cứ hiệp định thương mại (FTA) đã ký kết sẽ tạo ra suy nghĩ tiêu cực, đó là chủ nghĩa đơn phương có khả năng tốt hơn đa phương. Và khi suy nghĩ trở nên phổ biến thì một quốc gia nào đó xem xét rút khỏi FTA là có khả năng xảy ra.
Puma cho biết, doanh thu bán hàng tiếp tục tăng trong quý 3/2018, với doanh số tăng 13,9% lên 1.241,7 triệu euro (tăng 10,7%) và khu vực châu Mỹ và châu Á Thái Bình Dương đóng góp tăng 2 con số, trong khi hầu hết tăng trưởng khu vực EMEA có tỉ lệ một con số.
VN-Index trải qua tuần giao dịch biến động mạnh với ba phiên giảm, hai phiên tăng. Hầu hết các doanh nghiệp đã công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm và điều này tác động không nhỏ đến thị giá cổ phiếu…
Ngành may đang có những động lực rất lớn để chuyển dây chuyền sản xuất về lại gần hay tại chính nơi tiêu thụ ở châu Âu và Mỹ. Theo một khảo sát của McKinsey và Đại học RWTH Aachen của Đức xu hướng này đang diễn ra và có khả năng đến năm 2025 hơn một nửa lượng áo quần bán ra ở hai thị trường này được sản xuất theo kiểu đó mà họ gọi là “nearshoring”.
Một số hãng thời trang thiết kế đã chuyển một phần dây chuyền sản xuất về nước để dễ quản lý. Tuy nhiên, chiến lược này lại không phù hợp với những nhãn hàng phục vụ đối tượng thu nhập thấp hoặc trung bình.
Thị trường hàng hóa hôm nay nổi bật với thông tin Việt Nam có hai doanh nghiệp thành công trong phiên đấu thầu nhập khẩu 250.000 tấn gạo của Philippines. Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trung Quốc cho biết giá heo hơi tại quốc gia này sẽ tăng trước Tết Nguyên đán 2019 vì sự lây lan của dịch tả heo châu Phi (ASF).
Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ "dân số vàng” nhưng với tốc độ già hoá nhanh như vài năm trở lại đây, "cánh cửa" trở thành quốc gia giàu có đang dần khép lại.