‘Chậm nhất trong cổ phần hóa vẫn là vấn đề đất đai’
Sáng nay (28/3), Bộ Tài chính tổ chức họp báo chuyên đề về "Kết quả cơ cấu lại, cổ phần DNNN năm 2018, giải pháp đẩy mạnh công tác cơ cấu lại, cổ phần hóa DNNN trong giai đoạn tới". Theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong năm 2018 có 23 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị doanh nghiệp là 31.706 tỉ đòng trong đó giá trị vốn nhà nước là 16.739 tỉ đồng. Bên canh đó, 28 doanh nghiệp thực hiện bán cổ phần lần đầu với giá trị cổ phần bán ra là 13.950 tỉ đồng, thu về 21.827 tỉ đồng.
Về hoạt động thoái vốn nhà nước năm 2018, đã thoái được 8.460 tỉ đồng, thu về 19.618 tỉ đồng. Lũy kế giai đoạn 2016 – 2018, cả nước đã thoái được 22.064 tỉ đồng, thu về 165.956 tỉ đồng.
Tại buổi họp báo hôm nay, theo đánh giá của đại diện Bộ Tài chính là ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp, việc cổ phần hóa, thoái vốn đang có một số tồn tại, hạn chế như tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn, phê duyệt phương án cơ cấu lại chậm, chưa đạt kế hoạch đề ra, chậm quyết toán bàn giao sang công ty cổ phần; nhiều doanh nghiệp chậm đăng kí giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán.
"Chậm nhất trong cổ phần hóa vẫn là vấn đề đất đai", ông Tiến nhấn mạnh.
Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp đánh giá về việc cổ phần hóa, thoái vốn. Ảnh: Phan Quân
Trong quá trình cổ phần hóa, có nhiều mảnh đất chưa đầy đủ hồ sơ, chưa xác lập quyền sử dụng đất. Do đó, chưa có cơ sở để thiết lập đầy đủ phương án cổ phần hóa, đại diện Bộ Tài chính cho biết.
Do đó, trong năm 2019, các DNNN thuộc diện cổ phần hóa cần khẩn trương rà soát toàn bộ quỹ đất đang quản lý, sử dụng để lập phương án sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai.
Cũng theo ông Tiến, việc chậm thoái vốn xuất phát từ những vấn đề như việc thoái vốn không theo giá trị trường, dẫn chứng từ việc Tổng Công ty Giấy Việt Nam (Vinapaco) khó khăn trong việc bán vốn tại Nhà máy bộ giấy Phương Nam. Theo đó, Vinapaco đã bán vốn ba lần tại Nhà máy bộ giấy Phương Nam nhưng vẫn không tìm được người mua. Ngoài ra, vấn đề tranh chấp pháp lý cũng là nguyên nhân của việc chậm thoái vốn. Cụ thể, Tổng Công ty Thép Việt Nam - CTCP muốn thoái vốn tại Gang Thép Thái Nguyên nhưng vẫn còn vướng mắc về việc tranh chấp với nhà thầu (EPC).
Việc thoái vốn chậm tập trung vào những doanh nghiệp, địa phương có diện tích, giá trị đất đai lớn như Bộ Xây dựng, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Giang…, ông Tiến chia sẻ.
Chia sẻ thêm, theo đại biện của Bộ Tài chính, nhiều doanh nghiệp cổ phần xong không đủ điều kiện để niêm yết. Vừa qua, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư 13 liên quan đến việc đăng kí giao dịch trên UPCoM. Trong tháng 4 – 5, Bộ Tài chính rà soát lại, kiểm tra việc đăng kí giao dịch của các doanh nghiệp, theo chủ trương của Chính phủ "cổ phần hóa gắn với niêm yết".
Theo rà soát cho đến nay vẫn còn 646 doanh nghiệp chưa thực hiện đăng ký, nhiều doanh nghiệp chậm đăng ký giao dịch niêm yết trên sàn chứng khoán ảnh hưởng đến tính công khai minh bạch của thị trường.
"Chúng tôi cũng đã rà soát có nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện để niêm yết, nhưng đăng ký giao dịch và lên UPCoM là bắt buộc. Sau khi rà soát pháp lý có những chỗ chưa chặt chẽ thống nhất, cho nên vừa qua chúng tôi đã ban hành thông tư 13. Trong thông tư 13/2019, chúng tôi cũng quy định rất rõ, doanh nghiệp nhà nước mà IPO cũng có thể coi là công ty đại chúng rồi, còn điều kiện để thành công ty đại chúng là phải đăng ký giao dịch và vào thị trường UPCoM.
Việc đủ điều điện niêm yết hay không thì phải tuân thủ theo luật chứng khoán. Đưa lên UPCoM, chúng ta sẽ quản lý được, đôn đốc để họ hoàn thiện, nâng cao và niêm yết trên sàn. Đó là một trong những cái mà rất nhiều doanh nghiệp ở các bộ ngành chưa thực hiện đúng quy định này, qua rà soát thì rõ ràng là có nhiều doanh nghiệp bây giờ không còn vốn nhà nước nữa, nhưng không đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM", ông Tiến chia sẻ.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/