|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Cấp dưới của ông Trần Phương Bình xin giảm án do không tư lợi cá nhân

14:34 | 11/12/2018
Chia sẻ
Bào chữa trước tòa, các bị cáo là nhân viên cấp dưới của ông Trần Phương Bình, nguyên Tổng giám đốc DongA Bank thừa nhận trách nhiệm nhưng đều cho rằng không biết đã giúp sức để ông Bình chiếm đoạt tài sản của ngân hàng, không tư lợi cá nhân.
cap duoi cua ong tran phuong binh xin giam an do khong tu loi ca nhan VKS đề nghị án 15 – 17 năm tù với Vũ ‘nhôm’ và chung thân với ông Trần Phương Bình

Cấp dưới của ông Trần Phương Bình không vụ lợi cá nhân

Sáng ngày 11/12, Tòa án Nhân dân TP HCM tiếp tục xét xử vụ án “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank - DAB) với phần bào chữa của các luật sư và các bị cáo.

cap duoi cua ong tran phuong binh xin giam an do khong tu loi ca nhan
Các bị cáo có mặt tại tòa.

Tại phiên tòa, Luật sư Phi Long bào chữa bị cáo Nguyễn Hồ Bảo Quốc - nguyên Giám đốc DAB Chi nhánh Đinh Tiên Hoàng, mong HĐXX xem xét, chấp nhận đề nghị của viện kiểm sát (VKS). Đồng thời đề nghị ghi nhận thái độ khai báo rõ ràng, thành khẩn của ông Quốc.

Theo luật sư, bị cáo đã nhận tội. Nguyên nhân và điều kiện phạm tội của bị cáo cần nhắc lại phạm vi hoàn cảnh của bị cáo.

Tự bào chữa cho bình, ông Quốc thừa nhận trách nhiệm nhưng cho rằng mình không biết đã giúp sức để Bình chiếm đoạt tài sản của DAB, không được hưởng lợi, không được ăn chia từ hành vi chiếm đoạt của Trần Phương Bình.

Tương tự như Quốc, bị cáo Nguyễn Thị Ngọc Vân, nguyên Phó Tổng giám đốc DAB cũng thừa nhân sai sót khi đã ký vào hai hồ sơ cho vay. Bà Vân khai không biết Trần Phương Bình sử dụng tiền vay vào việc gì. Đến khi khoản vay được tất toán, Vân cũng không biết việc chỉ đạo cấp dưới thu khống 77 tỉ đồng để trả nợ cho khoản vay này.

LS bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thị Ngọc Vân giải thích thêm rằng thời điểm Vân ký các tờ trình tín dụng thì nguyên Tổng giám đốc DAB có ủy quyền cho bị cáo theo dõi khoản tín dụng, phụ trách phòng thanh toán, phòng khách hàng, sở chi nhánh. Bị cáo chỉ có quyền xét duyệt hạn mức tín dụng tối đa 50 tỉ đồng và một số ủy quyền khác.

Tuy nhiên đối với hai khoản vay truy tố bị cáo sai phạm thì tổng hạn mức trên 100 tỉ, không thuộc thẩm quyền của bà Vân do đó sự xuất hiện chữ ký của Vân không là điều kiện cần và đủ để thực hiện khoản vay này.

Cũng tại phiên thẩm vấn công khai, ông Bình cũng khai không chỉ đạo trực tiếp bị cáo Vân thực hiện hai khoản vay mà chỉ trao đổi với ông Tài. Sau khi bà Vân ký vào hồ sơ cho vay, bị cáo bình cũng ký luôn và không trao đổi với bị cáo. Việc tất toán, bà Vân cũng không hề biết.

Theo LS, thực tế bị cáo Vân vẫn xem hồ sơ vay, đủ điều kiện nhưng do vượt quá hạn mức duyệt tín dụng nên mới trình ông Bình phê duyệt. Do vậy chữ ký của Vân không đồng nghĩa là phê duyệt, đồng phê duyệt.

LS cho rằng bà Vân ký vào 2 hồ sơ cho vay chỉ là nhằm hoàn thiện thủ tục cho vay khi ông Tài đưa và nói rằng hồ sơ này tổng giám đốc đã duyệt rồi.

Nguyên TGĐ Công ty Lương thực Nam Định đã làm gì với số tiền 7 tỉ đồng từ ông Bình?

Tại phiên tòa, bị cáo Phước, nguyên tổng giám đốc CTCP Lương thực Nam Định thừa nhận hành vi phạm tội, xin xem xét giảm nhẹ hình phạt vì thực tế đã dùng 7 tỉ để đưa vào bù các khoản lỗ của Công ty Lương thực Nam Định.

Ông Phước cho biết rất hối hận về việc làm sai trái của mình, mong HĐXX xem xét.

Luật sư của bị cáo Phước cũng cho rằng thân chủ không có động cơ tư lợi, việc nhận 7 tỉ đồng này hoàn toàn là "tình ngay, lý gian".

Ông Phước dùng số tiền này lo việc cho cơ quan, tránh để công ty không phá sản, giữ lại việc làm cho nhân viên.

LS đề nghị HĐXX xem xét trách nhiệm của bị cáo Phước. Luật sư cũng cho biết gia đình ông Phước đã khắc phục được 100 triệu đồng.

Xem thêm

Minh Anh