|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Các hạn chế của Trung Quốc, thuế của Mỹ có thể điều chỉnh thương mại tôm nửa cuối năm

11:48 | 15/07/2024
Chia sẻ
4 tháng đầu năm 2024 chứng kiến ​​các hạn chế thương mại ở Trung Quốc và mối đe dọa về thuế chống trợ cấp ở Mỹ khiến các lô hàng tôm đi chệch khỏi dự báo.

Theo Undercurrent News, nửa đầu năm 2024 đã cung cấp cho các nhà phân tích ngành thuỷ sản một bức tranh rất rõ ràng về tình hình nhập khẩu tôm thẻ chân trắng trên toàn cầu: EU và Mỹ mua vào nhiều hơn đáng kể so với năm 2023,  trong khi nhu cầu từ Trung Quốc và châu Á không thay đổi. 

Tuy nhiên, theo nhà phân tích thị trường tôm Erwin Termaat đến từ công ty cung cấp dữ liệu Kontali của Na Uy, thì thực tế còn nhiều điều hơn thế nữa. 

Tại Hội nghị thượng đỉnh về ngành tôm 2024 diễn ra tại Chennai, Ấn Độ, ông Termaat cho rằng nguồn cung tôm sang Trung Quốc là động lực thúc đẩy phần lớn sự tăng trưởng của thị trường vào năm ngoái nhưng hiện đã ổn định trong 4 tháng đầu năm nay. 

Ngược lại nguồn cung cho EU và Mỹ dường như đang phục hồi với mức tăng trưởng lần lượt 11% và 14% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Với Trung Quốc, ông Termaat lưu ý rằng lệnh hạn chế đối với 9 công ty xuất khẩu của Ecuador do cáo buộc các lô hàng xuất khẩu từ tháng 2 đến tháng 3 có kết quả dương tính với metabisulfite vượt mức cho phép đã làm sai lệch dữ liệu nhập khẩu của năm. Lệnh đình chỉ này được dỡ bỏ vào ngày 5/6. 

9 doanh nghiệp này hiện có thể tiếp tục hoạt động xuất khẩu miễn là họ xuất trình được kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm đảm bảo tuân thủ cùng với các giấy chứng nhận sức khỏe thông thường trong mỗi lô hàng. 

Giá tôm của Ecuador vẫn ổn định đáng ngạc nhiên trong suốt thời gian hạn chế. Lệnh cấm của Trung Quốc trùng với mức giảm 27% về khối lượng và giảm 43% về kim ngạch xuất khẩu tôm trong quý đầu tiên của Ecuador. Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng khiến hoạt động xuất khẩu tôm của Ecudor cũng bị ảnh hưởng như nhu cầu của Trung Quốc yếu. 

Hậu quả là, thị phần xuất khẩu tôm của Ecuador sang thị trường Trung Quốc đã giảm từ 64% trong quý I năm 2023 xuống còn 50% trong quý I năm 2024.

Ông Termaat cho biết: "Chúng tôi cũng thấy nhu cầu giảm vào tháng 5, nhưng khi xem xét lượng hàng nhập khẩu vào Trung Quốc từ tháng 6, thì khối lượng nhập khẩu sẽ tăng so với cùng kỳ năm ngoái khoảng 27%. Dự báo của chúng tôi dựa các lô hàng đến từ Ecuador. Điều này đồng nghĩa, nguồn cung vào thị trường Trung Quốc có thể tăng nhẹ trong cuối năm nay”. 

Ông Termaat cũng lưu ý rằng EU ít nhất cũng đang cho thấy những dấu hiệu tích cực về phía cầu trong năm nay.

Ông cho biết: "Đặc biệt là Nam Âu đang có nhu cầu cao hơn về tôm thẻ chân trắng và triển vọng kinh tế trong thời gian còn lại của năm tương đối tích cực, nghĩa là lượng nhập khẩu sẽ tăng nhẹ vào mùa hè".

Ông Termaat cho biết, theo truyền thống, tôm là món ăn chính trong các bữa tiệc nướng và thực đơn nhà hàng vào kỳ nghỉ hè của trường học, ngay cả khi thời thế khó khăn.

"Chúng tôi luôn thấy nhu cầu tăng lên và dự kiến điều đó cũng sẽ xảy ra trong năm nay", ông kết luận.

Còn tại Mỹ, kinh tế khó khăn và lạm phát đã tác động khá mạnh đến thị trường trong năm nay, nhưng khối lượng nhập khẩu dường như vẫn tăng 14%. 

“Nhiều nước đã tranh thủ đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ trước khi lệnh thuế chống trợ cấp được công bố. Chúng tin cho rằng lượng tiêu thụ tôm tại Mỹ trong năm nay sẽ tiếp tục tăng trưởng nhưng khó đạt được mức 11% mà sẽ thấp hơn một chút”, ông nói.

Ông Travis Larkin, chủ tịch công ty nhập khẩu và phân phối Seafood Exchange (Mỹ) lưu ý rằng giá tôm bán lẻ cũng đang giảm, tác động làm méo mó nhu cầu của thị trường. 

“Chúng tôi đang thực sự gặp khó khăn ở mảng bán lẻ với doanh số giảm. Trong tháng 5, lượng bán tôm giảm 2% nhưng tính theo giá trị thì mức là 7%. Điều này cho thấy mặc dù giá giảm nhưng lượng hàng bán ra vẫn giảm, ảnh hưởng đến doanh số”, ông nói.

Theo ông, giá tôm đông lạnh bán lẻ tại Mỹ trong tháng 5 giảm 5,3% cho thấy mức giảm rất lớn so với cùng kỳ năm ngoái ngoái.

“Điều này cho thấy để một số siêu thị đạt được mục tiêu doanh số, họ phải bán được nhiều hàng hơn nữa”, ông kết luận.

 

H.Mĩ

Yagi là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua, Hà Nội gió mạnh nhất từ khoảng 19h ngày 7/9 đến 1h ngày 8/9
Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, cho biết Hải Phòng – Quảng Ninh gió mạnh nhất còn kéo dài đến khoảng 19h ngày 7/9, sau giảm nhanh; Thái Bình – Nam Định gió mạnh nhất từ khoảng 16-22h; Đồng bằng Bắc Bộ (trong đó có thủ đô Hà Nội) gió mạnh nhất từ khoảng 19h ngày 7/9 đến 1h ngày 8/9.