|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Các doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh ra sao trong 2019?

15:51 | 21/02/2020
Chia sẻ
Năm 2019, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực với lợi nhuận 9 doanh nghiệp lớn khảo sát tăng hơn 16 % so với năm trước.

Bộ Tài chính cho biết năm 2019 tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 160.180 tỉ đồng, tăng 20,54%, trong đó doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 52.387 tỉ đồng và nhân thọ đạt 107.793 tỉ đồng. Các doanh nghiệp bảo hiểm đã chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 44.006 tỉ đồng.

Đối với các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, tổng doanh thu hoạt động kinh doanh năm 2019 ước đạt 794 tỉ đồng, tăng 3,7% so với năm 2018. Còn theo số liệu từ báo cáo tài chính năm 2019 của 9 doanh nghiệp bảo hiểm, lợi nhuận sau thuế các công ty khảo sát đạt 2.860 tỉ đồng, tăng 16% so với 2018.

Trong 9 doanh nghiệp thì có tới 8 doanh nghiệp ghi nhận sự tăng trưởng về lợi nhuận. Xét về con số tuyệt đối thì Tập đoàn Bảo Việt là đơn vị dẫn đầu với lợi nhuận hơn 1.140 tỉ đồng.

Một số doanh nghiệp có tăng trưởng đột biến về lợi nhuận như Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) với lợi nhuận sau thuế tăng mạnh lên 116 tỉ đồng, gấp gần 7 lần cùng kì nhờ vào doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm và doanh thu từ kinh doanh bất động sản.

Tính đến 31/12/2019, tổng tài sản của 9 công ty đạt gần 181.687 tỉ đồng, tăng 13% so với đầu năm. Đồng thời, tổng tài sản của các doanh nghiệp bảo hiểm ghi nhận tăng trưởng từ 5,5% đến 24%.

Doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh ra sao trong 2019? - Ảnh 1.

Đvt: Tỉ đồng. Nguồn: Thu Hoài tổng hợp.

1. Lãi sau thuế của Bảo Việt đạt 1.143 tỉ đồng, dẫn đầu ngành

Tập đoàn Bảo Việt tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu về lợi nhuận cũng như tổng tài sản. Cụ thể, năm 2019, Tập đoàn ghi nhận lãi sau thuế đạt 1.143 tỉ đồng, đạt 97% kế hoạch năm.

Trong năm, doanh thu phí bảo hiểm thuần của Tập đoàn tăng 15,7% trong khi chi phí bồi thường bảo hiểm gốc và chi trả đáo hạn tăng 23,3%. Lợi nhuận hoạt động tài chính và lợi nhuận từ công ty liên kết và đơn vị đồng kiểm soát giảm kéo lợi nhuận trước thuế giảm nhẹ 2,1%.

Tính đến 31/12/2019, tổng tài sản hợp nhất của Tập đoàn đạt 128.254 tỉ đồng, tăng hơn 13% so với cuối 2018.

Doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh ra sao trong 2019? - Ảnh 2.

Nguồn: Thu Hoài tổng hợp từ BCTC Tập đoàn (Đvt: tỉ đồng).

2. CTCP PVI

Tại CTCP PVI, doanh thu thuần của công ty đạt 5.911tỉ đồng, tăng 4% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế tăng mạnh 28% lên 750 tỉ đồng

Tính đến cuối tháng 12, tổng tài sản của PVI đạt 22.083 tỉ đồng, tăng 12,4%. Đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 7.795 tỉ đồng, giảm nhẹ so với 2018, trong khi đó đầu tư tài chính dài hạn tăng mạnh từ 191 tỉ đồng lên 1.867 tỉ đồng.

Doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh ra sao trong 2019? - Ảnh 3.

Nguồn: Thu Hoài tổng hợp từ BCTC PVI (Đvt: tỉ đồng).

3. Công ty Bảo hiểm Agribank

Lợi nhuận sau thuế năm 2019 ủa Bảo hiểm Agribank là hơn 240 tỉ đồng, tăng 41% so với năm trước.

Tổng tài sản của công ty tăng 20% với 2.569 tỉ đồng. Trong đó, đầu tư tài chính ngắn hạn ở mức 1.940 tỉ đồng, tăng 24% trong khi đó khoản mục đầu tư tài chính dài hạn giảm nhẹ xuống 59 tỉ đồng

Doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh ra sao trong 2019? - Ảnh 4.

Nguồn: Thu Hoài tổng hợp từ BCTC Bảo hiểm Agribank (Đvt: tỉ đồng).

4. Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC)

Doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh ra sao trong 2019? - Ảnh 5.

Nguồn: Thu Hoài tổng hợp từ BCTC BIC (Đvt: tỉ đồng).

5. Tổng công ty Bảo hiểm Petrolimex (PJICO)

Doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh ra sao trong 2019? - Ảnh 6.

Nguồn: Thu Hoài tổng hợp từ BCTC PJICO (Đvt: tỉ đồng).

6. Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bảo Long

Doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh ra sao trong 2019? - Ảnh 7.

Nguồn: Thu Hoài tổng hợp từ BCTC Bảo Long (Đvt: tỉ đồng).

7. Tổng công ty cổ phần Bảo Minh

Doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh ra sao trong 2019? - Ảnh 8.

Nguồn: Thu Hoài tổng hợp từ BCTC Bảo Minh (Đvt: tỉ đồng).

8. Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI)

Doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh ra sao trong 2019? - Ảnh 9.

Nguồn: Thu Hoài tổng hợp từ BCTC PTI (Đvt: tỉ đồng).

9. Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm hàng không

Doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh ra sao trong 2019? - Ảnh 10.

Nguồn: Thu Hoài tổng hợp từ BCTC Bảo hiểm Hàng không (Đvt: tỉ đồng).

Doanh nghiệp bảo hiểm đối mặt với rủi ro nào trong 2020?

Bước sang 2020, ngành bảo hiểm đặt mục tiêu tổng tài sản ước đạt 514.795 tỉ đồng, tăng 13,3%. Trong đó, đầu tư trở lại nền kinh tế đạt 433.063 tỉ đồng, tăng 15,01%. Tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm đạt 334.939 tỉ đồng, tăng 17,13%; Tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt 188.730 tỉ đồng, tăng 18,4%.

Tuy nhiên, trước sự ảnh hưởng của dịch bệnh do virus corona gây ra, ngành bảo hiểm đang phải theo dõi diễn biến dịch một thời gian nữa mới có đủ cơ sở để đánh giá đợt dịch bệnh này sẽ ảnh hưởng lớn như nào đến ngành.

Nhận định ảnh hưởng của dịch bệnh do virus corona gây ra tới ngành bảo hiểm Việt Nam, CTCP Chứng khoán SSI (SSI Research) cho rằng dịch bệnh ít tác động trong ngắn hạn tới các công ty bảo hiểm nhân thọ. Đồng thời, các chuyên gia cũng duy trì quan điểm tích cực trong dài hạn vì nhu cầu được bảo hiểm sẽ tăng lên khi xuất hiện dịch bệnh.

Tuy nhiên, trong trường hợp Chính phủ cần các yếu tố hỗ trợ cho tăng trưởng vào nửa cuối năm 2020, lãi suất thấp có thể ảnh hưởng đến lợi tức đầu tư của các công ty bảo hiểm.

Theo SSI Research, đối với các công ty bảo hiểm nói chung, dịch bệnh tại Việt Nam sẽ khiến chi phí bồi thường tăng lên ở mức vừa phải. Điều này là do hầu hết các chi phí y tế sẽ được bảo hiểm xã hội chi trả.

Ngoài ra, việc thanh toán chi phí bồi thường thực tế có thể xảy ra 1-2 tháng sau sự cố, do đó, tác động tiêu cực sẽ không diễn ra ngay đối với kết quả kinh doanh của các công ty bảo hiểm trong quí I/2020.

Thu Hoài