|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

'Cá mập' Daymond John: Ngành bán lẻ đang thay đổi từng ngày vì COVID-19

14:00 | 11/07/2020
Chia sẻ
Do tác động của đại dịch COVID-19, Daymond John - nhà đầu tư lừng danh trong chương trình Shark Tank Mỹ, đã nhận xét vai trò của công cụ thương mại điện tử đối với ngành bán lẻ toàn cầu.

"Ngành bán lẻ đàn ở trong thời kì hoàng kim khi các doanh nghiệp dần thích nghi với bối cảnh mới về sự kết nối với người tiêu dùng", doanh nhân Daymond John, một nhà đầu tư của Shark Tank Mỹ, phát biểu với CNBC hôm 10/7.

Người sáng lập kiêm tổng giám đốc điều hành dòng quần áo nổi tiếng FUBU nói: "Các công ty như Home Depot đang khai thác tốt lợi thế về internet và phát triển mạnh mẽ trong khi số khác phải bước vào một cuộc chiến vất vả hơn khi chưa thể tận dụng sức mạnh công nghệ".

"Lĩnh vực bán lẻ đang đang thay đổi từng ngày, trong khi các nhà bán lẻ nhỏ phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng trong sự nghiệp và phấn đấu để tìm ra định hướng đúng đắn thì các nhà bán lẻ đã và đang thành công chỉ cần làm mới cách tiếp cận người tiêu dùng, cụ thể là người mua trực tuyến", ông bình luận.

'Cá mập' Daymond John: Ngành bán lẻ đang thay đổi từng ngày vì COVID-19 - Ảnh 1.

Tỉ phú Daymond John nhận định mô hình bán lẻ hiện nay liên quan đến nhiều thứ hơn, chứ không chỉ xoay quanh cách tiếp thị sản phẩm và việc mua sắm của khách hàng Ảnh: ABC

Vị tỉ phú cho rằng trải nghiệm mua sắm của khách hàng thể hiện bằng sự tăng trưởng của giá cổ phiếu. Cụ thể, 2 trong số các công ty thương mại trực tuyến có tốc độ phát triển mạnh nhất là Amazon và Shopify đang sở hữu giá cổ phiếu bốn chữ số.

Đối với Amazon, cổ phiếu của tập đoàn bán lẻ điện tử này đã tăng hơn 73% từ đầu năm đến phiên ngày 11/7, và mức cao mới là 3.200 USD. Cổ phiếu của Shopify, cũng tăng gần 160% trong cùng kì, chốt phiên ở mức 1.031,86 USD, chỉ chênh lệch 30 USD so với mức đỉnh vào đầu tháng 7.

Do diễn biến vô cùng phức tạp của đại dịch COVID-19, hàng triệu cửa hàng phải ngừng đón khách và người tiêu dùng phải ở nhà để cách li trong nhiều tháng. Thực tế ấy buộc ngành bán lẻ phải tìm ra những giải pháp tối ưu nhất để giải quyết các vấn đề về tài chính nhằm tránh trường hợp phá sản như hàng loạt nhà bán lẻ khác. 

Hàng loạt chuỗi cửa hàng bách hoá như Nieman Marcus, J.C. Penney,  Pier 1, J. Crew đã hoặc đang xin bảo hộ phá sản.

"Trong tương lai gần, họ sẽ đóng cửa và để lại những điểm bán nhỏ hơn. Họ sẽ phải thay đổi mô hình kinh doanh của", ông John nói.

Vị tỉ phú cho rằng mô hình bán lẻ hiện nay liên quan đến nhiều thứ hơn, chứ không chỉ xoay quanh cách tiếp thị sản phẩm và việc mua sắm của khách hàng (trong khi mô hình truyền thống chỉ hướng đến mục đích gia tăng số lượng và giữ chân người tiêu dùng).

Home Depot (một trong những doanh nghiệp thành công) bắt đầu thâm nhập thị trường bán lẻ vào năm 2018 bằng cách đầu tư 11 tỉ USD vào xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ và phát triển trang web bán hàng nhằm chống sự cạnh tranh gay gắt từ Lowe, và Amazon.

Với mục tiêu tìm khách hàng trực tuyến, công ty mĩ phẩm Sephora đã phải đào tạo nhân viên để theo dõi thói quen mua sắm và tư vấn cho khách hàng - chiến lược mà FUBU chưa thực hiện trong thời hoàng kim họ. Khi các sản phẩm của FUBU hiện diện tại các cửa hàng bách hóa (như Macy), họ đã đã bỏ lỡ cơ hội thu thập các thông tin quan trọng từ người tiêu dùng - bao gồm nhu cầu và sở thích.

"Nếu nhân viên của bạn đang tắt chế độ bán hàng nhanh và bật chế độ theo dõi thói quen mua sắm của người tiêu dùng, bạn đang có một mô hình bán lẻ tốt. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ xem cửa hàng là một nơi giao dịch, mô hình kinh doanh của bạn chưa hợp lí", ông nhận định.

Tường Vy