|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Thị trường alumin tốt, giá alumin tăng gần gấp đôi

11:47 | 31/10/2018
Chia sẻ
Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết thị trường alumin thời gian gần đây tương đối tốt và giá liên tục tăng. Theo đó, giá alumin năm 2017 trung bình ở mức 344 USD/tấn, đến đầu năm 2018, giá đã tăng lên 480 USD/tấn và đến tháng 4/2018 đạt 672 USD/tấn.
bo truong bo cong thuong thi truong alumin tot gia alumin tang gan gap doi Vinacomin lãi 3.500 tỷ đồng sau 9 tháng, doanh thu alumin tăng mạnh

Tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XIV, trả lời chất vấn liên quan đến dự án khai thác bauxit ở Tây Nguyên sáng 31/10, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết việc khai thác bauxit ở Tây Nguyên bao gồm 2 dự án: Dự án khai thác alumin (Lâm Đồng) và dự án Nhân Cơ (Đắk Nông).

Sau khi triển khai, đến năm 2013 dự án alumin Lâm Đồng đi vào hoạt động tương đối ổn định với sản lượng 650.000 tấn alumin.

bo truong bo cong thuong thi truong alumin tot gia alumin tang gan gap doi
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh

Dự án Nhân Cơ hoạt động từ ngày 6/12/2016 và đã có sản phẩm alumin đầu tiên. Tính đến nay, công suất của dự án đạt 77% công suất thiết kế. Tính đến cuối năm 2018, công suất dự kiến đạt hơn 85% và năm 2019 có thể đạt 100% công suất thiết kế.

Về đánh giá dự án, Bộ trưởng Trần Tuần Anh cho biết, hai dự án này thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo yêu cầu đặt ra trong nội dung đề án. Một số quan ngại về chất lượng công nghệ và những tác động đối với môi trường, đời sống xã hội cũng đã được giải quyết.

Bộ trưởng thông tin thêm, thị trường alumin thời gian gần đây tương đối tốt và giá liên tục tăng. Theo đó, giá alumin năm 2017 trung bình ở mức 344 USD/tấn, đến đầu năm 2018, giá đã tăng lên 480 USD/tấn và đến tháng 4/2018 đạt 672 USD/tấn.

Bộ trưởng nói: “Trong đề án tổng thể, chúng ta không chỉ dừng lại ở việc khai thác alumin và xuất khẩu. Đây là dự án tổ hợp bao gồm các dự án khác nhau, phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn. Vì vậy, việc triển khai các dự án kế tiếp bao gồm điện phân nhôm là những dự án triển khai trong quy hoạch sau, dựa trên cơ sở đánh giá thực tiễn của hai dự án khai thác bauxit ở Tây Nguyên”.

Đối với đánh giá thí điểm hai dự án này, Bộ Công Thương đang lấy ý kiến và phối hợp cùng các bộ ngành như Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công An…trên tất cả lĩnh vực của dự án. Dự kiến, việc đánh giá sẽ kết thúc vào cuối năm 2018.

Đại biểu Lê Minh Chuẩn đến từ Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh bổ sung: “Vừa qua Viện Kinh tế (Bộ Xây dựng) được thuê để đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án. Có thể nói, hai dự án này đã đủ điều kiện để chúng ta tổng hợp và báo cáo Bộ Chính trị”.

Một số thông tin của hai dự án

Dự án Alumin Tân Rai

Tên dự án: Tổ hợp bauxit Nhôm Lâm Đồng.

Chủ đầu tư: Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam.

Địa điểm xây dựng: Tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.

Diện tích sử dụng đất: Khoảng 2.297,8 ha (trong đó diện tích Nhà máy alumin và tuyển khoảng 677,8 ha, diện tích khai thác mỏ khoảng 1.620 ha).

Sản phẩm: Alumin dùng cho sản xuất nhôm kim loại với hàm lượng Al2O3 trong alumin 98,6%.

Quy mô công suất: 650.000 tấn alumin/năm.

Giải pháp công nghệ chủ yếu: Sản xuất alumin bằng phương pháp Bayer, hoà tách ở nhiệt độ 145oC và áp suất khoảng 4-5at, có kết hợp công đoạn tiền khử silic (khử silic trước khi hòa tách). Nhiên liệu sử dụng cho lò nung hydroxit nhôm là khí than.

Tổng mức đầu tư: Theo Quyết định số 1953/QĐ-HĐQT ngày 4/9/2009 là 11.353 tỷ đồng; điều chỉnh theo Quyết định số 2034/QĐ-VINACOMIN ngày 22/10/2013 là 15.414 tỷ đồng).

Nguồn vốn đầu tư: Vốn của Chủ đầu tư: 20% 30%; Vốn vay trong và ngoài nước: 70% 80%.

Tiến độ xây dựng Dự án: Từ năm 2006 đến năm 2013.

Dự án Alumin Nhân Cơ

Tên dự án: Nhà máy sản xuất alumin Nhân Cơ.

Chủ đầu tư: Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam.

Địa điểm xây dựng: Tại huyện Đắk R'lấp, tỉnh Đắk Nông.

Diện tích sử dụng đất: Khoảng 4.140 ha (trong đó điện tích Nhà máy alumin và tuyển khoảng 850,0 ha, diện tích mỏ bauxit khoảng 3.290 ha).

Sản phẩm: Alumin dùng cho sản xuất nhôm kim loại với hàm lượng Al2O3 trong alumin 98,6%.

Quy mô công suất: 650.000 tấn alumin/năm.

Giải pháp công nghệ chủ yếu: Sản xuất alumin bằng phương pháp Bayer (tương tự như Dự án Alumin Tân Rai).

Tổng mức đầu tư: Theo Quyết định số 04/2010/QĐ-HĐQT ngày 26/02/2010 là 11.624,2 tỷ đồng; điều chỉnh theo Quyết định số 193/QĐ-VINCOMIN ngày 14/02/2014 là 16.822 tỷ đồng (đã bao gồm VAT).

Nguồn vốn đầu tư: Vốn của Chủ đầu tư: 20% 30%; Vốn vay trong và ngoài nước: 70% 80%.

Tiến độ dự án: Theo Hợp đồng EPC với nhà thầu Chalieco (Trung Quốc) là 24 tháng, tính tiến độ kể từ ngày 18/10/2010 đến 18/10/2012.

Xem thêm

Đức Quỳnh