Bộ Công Thương đề xuất giá trần mua điện mặt trời từ 7,09 - 7,69 cents/kWh
Bộ Công Thương vừa có tờ trình Thủ tướng Chính phủ về cơ chế xác định giá điện cạnh tranh cho phát triển các dự án điện mặt trời.
Trong đó, Bộ Công thương cho biết việc áp dụng cơ chế đấu thầu, đấu giá mua điện mặt trời giữa các nhà máy điện là cần thiết, khi cả nước có tới 280 dự án điện mặt trời đang đăng kí triển khai với tổng suất lên tới 25.000 MW.
Bên cạnh đó, báo cáo của Viện Năng lượng thực hiện tháng 2/2020 cho biết tổng công suất nguồn điện mặt trời dự kiến phát triển giai đoạn đến năm 2025 là 14.450 MW, đến năm 2030 là 20.050 MW. Hiện tại đã thực hiện bổ sung vào qui hoạch 10.300 MW.
Như vậy giai đoạn đến 2025 cần bổ sung khoảng 4.000 MW, giai đoạn 20206 - 2030 cần bổ sung khoảng 5.600 MW để thực hiện cơ chế đấu thầu, xác định điện cạnh tranh.
Theo đó tại dự thảo cơ chế xác định giá điện cạnh tranh đối với các nhà máy điện mặt trời này Bộ Công thương đã trình Thủ tướng 3 phương án đấu thầu, đấu giá bán điện mặt trời.
Phương án 1 đấu giá theo dự án để xác định giá mua điện mặt trời cạnh tranh đối với các dự án điện mặt trời được bổ sung qui hoạch phát triển điện lực và không thuộc đối tượng được áp dụng cơ chế giá điện cố định.
Phương án này sẽ được thực hiện từ nay đến tháng 6/2021 với khoảng 1.000 MW trên tổng công suất 1.600 MW tham gia đấu giá cạnh tranh theo dự án.
Theo đề xuất của phương án 1, các dự án cần đáp ứng yêu cầu kĩ thuật, có giá điện đề xuất cạnh tranh, dưới mức giá trần, được đánh giá từ thấp đến cao cho đến khi đạt tổng qui mô công suát yêu cầu của vòng đấu giá 1.000 MW.
Mức giá trần mua điện được đưa ra là 7,09 cent/kWh đối với điện mặt trời mặt đất và 7,69 cent/kWh đối với điện mặt trời nổi.
Phương án 2, đấu giá theo trạm biến áp với lộ trình thực hiện từ tháng 7/2021 áp dụng đối với các dự án điện mặt trời có qui mô công suất từ 10 MW - 100 MW.
Theo Bộ Công Thương ưu điểm của phương án này là tăng cường quản lí phát triển hệ thống điện, phát triển nguồn theo đúng qui hoạch kế hoạch, tối ưu công suất sẵn có của lưới điện truyền tải, qui trình xác định giá điện, lựa chọn dự án đơn giản, huy động hiệu quả nguồn vốn đầu tư và khần yêu cầu bố trí ngân sách tài chính đối với UBND các tỉnh để thu xếp hạ tầng cơ sở chuận bị cho phát triển dự án.
Phương án 3, đấu giá lựa chọn nhà đầu tư cho dự án cụ thể áp dụng đối với các vị trí tiềm năng phát triển dự án điện mặt trời nổi và các dự án điện mặt trời trên mặt đất có qui mô công suất lớn từ 100 MW trở lên.
Theo phương án này qui trình đấu thấy lựa chọn nhà đầu tư cho dự án cụ thể được thục hiện trên cơ sở đánh giá các đề xuất dự án đối với 1 vị trí dự án cụ thể được công bố bao gồm các thông tin về tến dự án, vị trí, tọa độ, qui mô công suất, định hướng đấu nối. UBND và Tập đoàn điện lực Việt nam sẽ thực hiện bố trí mặt bằng dự án, mặt bằng hướng tuyến, chuẩn bị hạ tầng đầu nối, tiếp cận dự án.
Ưu điểm của phương án này là quản lí qui hoạch, hệ thống điện đồng bộ, an toàn, đáp ứng nhu cầu phụ tải. Qui trình, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư minh bạch, phân định rõ trách nhiệm các bên, tạo môi trường thuận lợi để huy động nguồn vốn và tác động tích cục đến giảm chi phí phát triển dự án, giá mua điện.
với 3 phương án đề xuất, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định thực hiện phương án 1 về đấu giá theo dự án để huy động phát triển các dự án điện mặt trời được bổ sung qui hoạch phát triển điện lực, bao gồm các nội dung như giai đoạn thực hiện, qui mô, đối tượng tham gia, mức giá trần, nguyên tác, phương thực và trách nhiệm thực hiện.
Ngoài ra sau khi Cơ chế khuyến khich phát triển điện mặt trời tại Việt Nam áp dụng từ ngày 1/7/2019 được ban hành và Cơ chế đấu giá theo dự án phương án 1 được quyết định, Bộ kiến nghị Thủ tướng xem xét bổ sung qui hoạch phát triển điện lực dự án điện mặt trời đã hoàn thành công tác thẩm định.
Đồng thời giao Bộ Công Thương tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và áo dụng theis điểm cơ chế đấu giá theo trạm biến áp và đấu thầu lyahw chòn nhà đầu tư, tức phương án 2 và phương án 3, báo cáo Thủ tường xem xét quyết định áp dụng rộng rãi.