|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Quốc tế

Bloomberg: EU có thể cấm vận dầu thô Nga, nhưng đừng mơ mộng xa rời thực tế

11:34 | 10/05/2022
Chia sẻ
Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực ban hành một lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Nga. Tuy nhiên, khối này cần phải nhận thức rõ rằng việc giảm xuất khẩu dầu của Nga xuống mức 0 không phải là điều nên làm và cũng không phải là điều có thể đạt được.

EU nên thực tế

EU đang đề xuất giảm dần việc nhập khẩu dầu thô của Nga trong 6 tháng tới và ngừng mua các sản phẩm tinh chế khác vào cuối năm nay. Song, Hungary, Slovakia và Croatia đang đe dọa sự thống nhất của khối kinh tế chung khi phản đối đề xuất này.

Bloomberg cho rằng, quan điểm của ba nước phản đối lệnh cấm nên được xem xét một cách nghiêm túc, ngay cả khi lập luận của chính phủ các nước này không thực sự thuyết phục.

Hungary, Slovakia và Croatia đều nằm ở phía nam của Druzhba - hệ thống đường ống dài hơn 4.800 km dẫn dầu thô từ khu vực Siberia vào sâu trong châu Âu. Các nhà máy lọc dầu của ba nước được thiết kế đặc biệt để xử lý dầu thô được bơm từ Nga. Và tất cả sẽ gặp rắc rối nếu họ buộc phải tìm các nguồn cung thay thế vào mùa thu năm nay.

Đúng là châu Âu có sẵn các lựa chọn thay thế. Các đặc tính của dầu Urals từ Nga có thể được tạo ra bằng cách phối trộn dầu thô từ những nhà cung ứng khác, nhưng rõ ràng cái giá sẽ đắt đỏ hơn.

Cho nên, không phải là các nhà máy lọc dầu ở Hungary, Slovakia và Croatia không thể hoạt động, mà là không thể hoạt động một cách hiệu quả hoặc có lợi nhuận nếu thiếu dầu thô của Nga.

(Ảnh minh họa: Bloomberg).

EU đang tính chuyện nhượng bộ nhằm đổi lấy sự ủng hộ của ba nước cho một lệnh cấm. Nếu các nhà lãnh đạo khối gật đầu đồng ý, lệnh trừng phạt sẽ không bị ảnh hưởng mấy.

Ngược lại, ba nước Hungary, Slovakia và Croatia sẽ được hưởng lợi lớn về tài chính khi tiếp tục chế biến dầu giá rẻ của Nga, trong khi các nước khác phải vội vã tìm sản phẩm thay thế đắt tiền hơn.

Tất nhiên, không có lý do gì để từ bỏ mục tiêu chấm dứt hoạt động mua dầu thô của Nga. EU nên gia hạn cho các quốc gia đó, nhưng khối cũng nên yêu cầu họ giảm dần lượng dầu nhập khẩu từ Nga.

Dù khối lượng dầu mà Hungary, Slovakia và Croatia mua từ Nga không quá nhỏ, nhưng cũng không phải quá lớn. Dữ liệu từ Transneft PJSC - công ty độc quyền đường ống dẫn dầu của Nga, cho thấy vào năm ngoái, ba nước này mua khoảng 240.000 thùng dầu từ xứ sở Bạch Dương mỗi ngày.

Con số trên chỉ tương đương 10% lượng dầu xuất khẩu của Nga mà Transneft vận chuyển về phía tây vào năm ngoái và chưa đến 7% tổng lượng hàng xuất ra “nước ngoài” - tức các nước nằm ngoài biên giới của Liên Xô cũ.

Bloomberg khuyến nghị rằng EU nên chấp nhận giảm dần lượng dầu thô nhập khẩu từ Nga, thay vì mạo hiểm cấm hoàn toàn từ đầu.

 

Khó khăn trăm bề

Trái với lệnh cấm vận dầu thô, việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với xuất khẩu sản phẩm tinh chế của Nga đặt ra nhiều thách thức khác.

Mọi quốc gia châu Âu đều sẽ phải đối mặt với vấn đề đảm bảo nguồn cung thay thế. Bởi vì các sản phẩm tinh chế phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của khách hàng, nhà sản xuất không thể tùy ý điều chỉnh công thức so với các loại dầu thô tự nhiên. Vì lẽ đó, nếu EU ban hành lệnh cấm, giá nhiên liệu tại tất cả các nước châu Âu sẽ tăng lên.

Câu hỏi đặt ra bây giờ là các sản phẩm tinh chế của Nga được định nghĩa như thế nào. Chẳng hạn, dầu diesel được chế biến tại một nhà máy của Ấn Độ nhưng nguyên liệu lại là dầu thô của Nga thì thành phẩm được coi là của Nga hay của Ấn Độ.

Tuần trước, CEO Ben van Beurden của Shell đã đưa ra câu trả lời tại buổi công bố kết quả kinh doanh quý I của tập đoàn. Ông cho hay: “Chúng ta không có hệ thống nào trên thế giới để theo dõi xem liệu sản phẩm đó có nguồn gốc từ Nga hay không”.

Để xác định loại dầu nào có thể bị trừng phạt, CEO của Shell nói, nếu một sản phẩm đã được “xử lý, thay đổi thì nguồn gốc ban đầu không còn”. Nói cách khác, dầu diesel xuất khẩu từ một nhà máy của Ấn Độ, dù chế biến từ dầu thô của Nga, vẫn nên được coi là dầu diesel của Ấn Độ.

Nếu quá khó để quyết định nên cấm vận sản phẩm nào, thì giải pháp thay thế cho EU là áp đặt trừng phạt đối với tất cả các loại nhiên liệu từ mọi nhà máy chế biến dầu thô của Nga. Dù vậy, trong một thị trường đang bị thắt chặt ở đầu cung, đó là một đòn tự sát về kinh tế.

 

Suy cho cùng, mục đích của các lệnh trừng phạt không phải là để gây thiệt hại kinh tế nặng nề cho Nga, mà là để thuyết phục Tổng thống Vladimir Putin chấm dứt cuộc chiến tại Ukraine, Bloomberg lưu ý. Do đó, EU cần cân nhắc thiệt hơn trước khi ban hành bất kỳ lệnh cấm vận nào vào dầu mỏ của Nga.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Yên Khê

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.