Biến bất lợi thành ưu thế thông qua những mô hình nuôi tôm hiệu quả
Trước tác động của thời tiết, dịch bệnh, anh Long Văn Nghĩa (xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu) nhận thấy những ao tôm đất trống không giờ đây không còn phù hợp nữa. Theo tinh thần Nghị quyết 120, anh đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình nuôi tôm khép kín bằng ao nổi, sử dụng mái che. Nhờ vậy, dù trời nắng hay mưa tôm nuôi vẫn phát triển tốt.
Ảnh minh họa.
Ngoài việc tìm giải pháp ứng phó trước các tác động của biến đổi khí hậu, ngay ở khâu sản xuất người nuôi tôm cũng có những cách làm mới để bảo vệ môi trường bền vững. Luân canh một vụ tôm, một vụ cá là một ví dụ.
Hiện diện tích nuôi tôm nước lợ của ĐBSCL là gần 700.000ha, sản lượng mỗi năm đạt hơn 700.000 tấn. Việc biến bất lợi thành ưu thế thông qua những mô hình sản xuất hiệu quả sẽ giúp ngành tôm bứt phá bền vững hơn. Không chỉ giúp cải thiện đời sống, thu nhập cho người dân, những mô hình như trên còn giúp ĐBSCL thích ứng bền vững với điều kiện của biến đổi khí hậu, đặc biệt phù hợp với Nghị quyết số 120 của Chính phủ.