[Báo cáo] Thị trường gạo tháng 11/2022: Mức tăng giá kỳ vọng có thể thấp hơn trung bình thế giới
Số liệu từ các tổ chức thế giới cho thấy sản lượng sản xuất gạo toàn cầu trong 11 tháng đầu năm tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết sản lượng sản xuất gạo toàn cầu trong tháng 11 năm 2022 ước khoảng 42 triệu tấn, giảm 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng thời, Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế (IGC) cũng ước tính sản xuất gạo toàn cầu trong tháng 11 đạt 42,3 triệu tấn, giảm 1,6% so với cùng kỳ 2021.
Về giá gạo, trong tháng 11, chỉ số giá gạo FAO đạt 114,6 điểm, tăng 2,3% so với tháng 10/2022 và tăng 14,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại Việt Nam, theo số liệu của Tổng cục Hải Quan, cả nước đã xuất khẩu 587.813 tấn gạo trong tháng 11, thu về 289,86 triệu USD, giá trung bình 493 USD/tấn, giảm 17,6% về lượng và giảm 15% kim ngạch nhưng giá tăng nhẹ 3,2% so với tháng 10/2022; tăng 3,9% về lượng, nhưng giảm 2% kim ngạch và giảm 5,8% về giá so với cùng kỳ. Giá gạo xuất khẩu trung bình tháng 11 đạt mức 493 USD/tấn, tăng nhẹ 3,2% so với tháng 10, giảm 5,8% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục giảm nhẹ. Theo các chuyên gia, ngành xuất khẩu gạo đã xuất hiện nhiều tín hiệu tích cực trong năm 2023. Tuy nhiên, mức tăng giá kỳ vọng có thể thấp hơn mức tăng giá xuất khẩu trung bình thế giới.
Điều này xuất phát từ năng lực cạnh tranh của gạo xuất khẩu của Việt Nam chưa cao do chủ yếu cạnh tranh với các đối thủ về giá bán, phần lớn chưa đảm bảo được yêu cầu về quy trình sản xuất và đảm bảo chất lượng để xuất khẩu sang các thị trường lớn như EU, Nhật…
Mặt khác, vấn đề chi phí đầu vào, logistics của Việt Nam cao hơn các đối thủ, trình độ chuyên môn hoá và năng lực sản xuất còn hạn chế, diện tích canh tác manh mún… sẽ tiếp tục tạo áp lực lên biên lợi nhuận của doanh nghiệp ngành gạo.
Xem chi tiết báo cáo thị trường gạo tháng 11/2022 tại đây: