|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

[Báo cáo] Thị trường đường tháng 7/2020: Giá đường tăng đột biến vào cuối tháng

07:15 | 26/08/2020
Chia sẻ
Đại dịch COVID-19 tiếp tục gây ảnh hưởng đến nhu cầu đường nhưng với mức độ nhẹ hơn khi lệnh phong tỏa các nước được gỡ bỏ. Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu tăng mạnh ở Brazil tạo áp lực vận chuyển cho các cảng, đẩy giá đường nội địa tăng theo.

Tháng 7, một số khu vực hiện trong thời kì thu hoạch vụ mùa như Brazil, Nga, khu vực châu Âu (EU) và Ấn Độ đều ghi nhận số liệu tích cực. Giá đường thế giới tăng đột biến về cuối tháng 7 dù giao dịch ở mức thấp hơn vào giữa tháng. 

Đại dịch COVID-19 tiếp tục gây ảnh hưởng đến nhu cầu đường nhưng với mức độ nhẹ hơn khi lệnh phong tỏa các nước được gỡ bỏ. Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu tăng mạnh ở Brazil tạo áp lực vận chuyển cho các cảng, đẩy giá đường nội địa tăng theo. Giá đường thô trong tháng cũng được hỗ trợ bởi sự gia tăng của các vị thế mua ròng đầu cơ. 

[Báo cáo] Thị trường đường tháng 7/2020: Giá đường tăng đột biến vào cuối tháng - Ảnh 1.

Giá đường có xu hướng đi ngang kể từ tháng 6 (Nguồn: ISO)

Tại Việt Nam, vụ ép mía 2019/2020 đã kết thúc. Chuẩn bị cho vụ ép 2020/2021 sắp đến, một số công ty đã công bố giá sàn bảo hiểm mua mía cho vụ tới với mức giá 800.000 - 850.000 đồng/tấn (mía 10 CCS tại ruộng). 

Trong bối cảnh này, các loại đường có nguồn gốc nhập khẩu vẫn tiếp tục thâm nhập thị trường, đường sản xuất từ mía trong nước vẫn tiêu thụ kém và tồn kho cao. Như vậy các nguồn cung vẫn sẵn có và không có hiện tượng thiếu hụt đường trong tháng 8/2020 cũng như các tháng tới tại thị trường trong nước.

Chi tiết Báo cáo thị trường đường tháng 7/2020:

Lan Hương - Thu Thuỷ - Đồ hoạ: Alex Chu

Tránh FOMO trong sóng cổ phiếu khoáng sản
Theo nhà phân tích KBSV, sau thời gian tăng nóng và kéo dài xuyên suốt từ 3 - 4 tháng, đến nay nhiều cổ phiếu khoáng sản đã đột ngột quay đầu giảm mạnh. Diễn biến này phản ánh tâm lý chốt lời của nhà đầu tư và cũng phù hợp với thực tế khi nhiều cổ phiếu khoáng sản có mức tăng bằng lần, trong khi nội tại doanh nghiệp chưa thể có sự cải thiện tương ứng.