|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Bánh kẹo Hải Châu lãi 5,5 tỉ đồng sau 9 tháng

17:10 | 22/11/2020
Chia sẻ
Qua 9 tháng đầu năm, Bánh kẹo Hải Châu mới hoàn thành được 38% và 46% chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận trước thuế.

CTCP Bánh kẹo Hải Châu vừa công bố báo cáo tài chính 9 tháng đầu năm với doanh thu thuần đạt 356 tỉ đồng, giảm 36% so với cùng kì.

Giá vốn hàng bán giảm 37%, xuống còn 289 tỉ đồng, lợi nhuận gộp chỉ còn 67 tỉ đồng, giảm gần 33%. Biên lợi nhuận gộp theo đó đạt 19% so với 18% so với cùng kì.

Dù đã tiết giảm các chi phí hoạt động trong kì, nhưng chi phí lãi vay là gánh nặng nên Bánh kẹo Hải Châu chỉ đem về 5,5 tỉ đồng lãi ròng, bằng 45% cùng kì năm ngoái.

Năm 2020, công ty đặt mục tiêu doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế lần lượt ở mức 939 tỉ đồng và 15 tỉ đồng. Như vậy, qua 9 tháng đầu năm, công ty mới hoàn thành được 38% và 46% chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận trước thuế.

Tính đến ngày 30/9/2020, tổng tài sản của Hải Châu đạt 664 tỉ đồng, trong đó tiền và các khoản tương đương tiền giữ ở mức 46 tỉ đồng, tăng hơn gấp đôi so với ngày đầu năm. Các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho ở mức 231 tỉ đồng, giảm 28% và chiếm hơn 1/3 tổng tài sản.

Về phía nguồn vốn, vốn chủ sở hữu đạt 216 tỉ đồng, giảm 8 tỉ đồng so với đầu năm, chiếm 1/3 tổng nguồn vốn. Tổng nợ đi vay của công ty là 309 tỉ đồng, chiếm 47% tổng nguồn vốn. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm gần 64%, đạt 5,5 tỉ đồng.

Báo cáo tình hình các dự án đầu tư tại đại hội đồng cổ đông hồi tháng 6, Hải Châu cho biết, đối với dự án đầu tư xây dựng nhà máy bánh kẹo Hải Châu III tại Vĩnh Long, UBND tỉnh đang làm thủ tục điều chỉnh diện tích sử dụng đất do một số vị trí trùng lắp qui hoạch của tỉnh. Công ty quyết định tạm dừng triển khai dự án và điều chỉnh mục tiêu nhiệm kì 2020 - 2024.

Đối với dự án 15 Mạc Thị Bưởi, năm 2018, công ty đang phối hợp với đối tác hợp tác đầu tư CTCP Tập đoàn Picenza bám sát triển khai các thủ tục đầu tư theo qui định.

Minh Hằng

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.