|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Bản tin thị trường năng lượng ngày 8/6: Những gì tiếp sau thỏa thuận của OPEC+

18:19 | 08/06/2020
Chia sẻ
Theo Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam, giá dầu thô đã tăng mạnh trong phiên sáng hôm nay sự thành công của cuộc họp của nhóm OPEC+ vào cuối tuần vừa rồi. Tuy nhiên, những diễn biến phức tạp của thị trường dầu thô vẫn chưa dừng lại.

Dưới đây là phân tích diễn biến thị trường năng lượng toàn cầu trong phiên giao dịch ngày 8/6:

Bên cạnh việc thống nhất kéo dài thời hạn áp dụng hạn mức cắt giảm sản lượng 9,7 triệu thùng thêm một tháng nữa, tức đến hết tháng 7, các nước OPEC+ đã thành công trong việc yêu cầu những nước chưa đạt được hạn mức cắt giảm trong tháng 5 và tháng 6 cắt giảm sâu hơn trong tháng 7 để bù đắp cho những gì chưa làm được. 

Tất cả các nước chưa cắt giảm đủ đều cam kết sẽ thực hiện nhưng khả năng thành công của những cam kết này là không cao.

Iraq, nước vốn có lịch sử không đảm bảo hạn mức tuân thủ, cũng là nước đang cắt giảm được ít nhất so với hạn mức mà thỏa thuận lần này đề ra, tiếp tục khẳng định cam kết tuân thủ những điều khoản đã đồng thuận nhưng cũng chỉ ra những khó khăn của đất nước này để có thể cắt giảm đúng yêu cầu của OPEC+.

Bản tin thị trường năng lượng ngày 8/6: Những gì tiếp sau thỏa thuận của OPEC+ - Ảnh 1.

Nguồn: MXV

 Việc giá dầu tăng liên tục trong thời gian vừa rồi đã khiến việc hạn chế khai thác và xuất khẩu dầu là rất khó khăn đối với một đất nước có nguồn thu phụ thuộc vào dầu mỏ, lại vừa trải qua nhiều năm chiến tranh như Iraq. 

Mặt khác, chính phủ Iraq cũng không kiểm soát được toàn bộ nguồn tài nguyên dầu thô của nước này, như lí do mà nước này đã nêu ra để lý giải cho việc không đảm bảo được tỉ lệ tuân thủ trong thời gian vừa qua, đó là hoạt động khai thác dầu thô tại khu vực tự trị của người Kurd.

Ở thời điểm hiện tại, trong các nước thuộc nhóm OPEC+, ba nước vùng vịnh là Saudi Arabia, Kuwait, UAE và Nga là những nước hiếm hoi có thể chủ động kiểm soát nguồn tài nguyên dầu mỏ của mình và có thể cắt giảm một phần lớn sản lượng khai thác và Saudi Arabia là nước duy nhất có thể làm việc đó trong thời gian ngắn.

Kết thúc phiên thứ Sáu (5/6), giá dầu thô WTI tháng 7 tăng 5,72%. Các công ty năng lượng Mỹ sơ tán 10% số giàn khoan và cắt giảm 30% sản lượng khai thác tại vịnh Mexico do bão. Số liệu việc làm tích cực tại Mỹ hỗ trợ giá dầu.

Giá dầu Brent kì hạn tháng 8 tăng 5,78%. Cuộc họp của nhóm OPEC+ đã được xác định lịch vào chiều thứ Bảy (6/6) theo giờ Vienna, củng cố hi vọng thỏa thuận cắt giảm sẽ được kéo dài.

Giá khí gas tự nhiên tháng 7 giảm 2,2% do điều kiện thời tiết mát mẻ tại Mỹ và nhu cầu khí gas giảm trong giữa tháng 6.

Giá xăng RBOB tháng 7 tăng 5,62% theo đà tăng của giá dầu thô.

Chi tiết bản tin thị trường năng lượng ngày 8/6:



Linh Giang