Bản tin thị trường năng lượng ngày 15/6: Giá dầu thô chịu nhiều áp lực
Dưới đây là phân tích diễn biến thị trường năng lượng toàn cầu trong phiên giao dịch ngày 15/6:
Iraq đã đạt được đồng thuận với các công ty khai thác dầu khí tại nước này về việc cắt giảm sản lượng, với mục tiêu cắt giảm sản lượng khai thác dầu thô về đúng hạn mức của thỏa thuận OPEC+.
Sản lượng nhập khẩu dầu thô Mỹ của Hàn Quốc trong tháng 05 đạt 956.686 tấn (226.210 thùng/ngày) giảm 33,2% so với cùng kì năm ngoái ở mức 1,43 triệu tấn.
Đây là mức nhập khẩu thấp nhất kể từ tháng 11/2018 do các nhà máy lọc dầu bảo trì. Mỹ là nước xuất khẩu dầu sang Hàn Quốc đứng thứ ba sau Saudi Arabica và Kuwait.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Trung Quốc:
- Sản lượng khai thác dầu thô của Trung Quốc trong tháng 5 đạt 16,46 triệu tấn, tăng 1,3% so với cùng kì năm ngoái. Sản lượng lũy kế từ đầu năm đạt 80,9 triệu tấn, giảm 1,9% so với cùng kì năm ngoái.
- Sản lượng khai thác khí gas tự nhiên trong tháng 5 đạt 15,9 tỉ mét khối, tăng 12,7% so với cùng kì năm ngoái. Sản lượng lũy kế từ đầu năm đạt 78,8 tỉ mét khối, tăng 10,1% so với cùng kì năm ngoái.
- Sản lượng lọc dầu của các nhà máy trong tháng 5 đạt 57,9 triệu tấn, tăng 8,2% so với năm ngoái. Lũy kế từ đầu năm đạt 261,39 triệu tấn, giảm 1% so với cùng kì năm ngoái.
Australia đang thảo luận với các nhà máy lọc dầu lớn để tăng dung tích kho chứa dầu của nước này cả ở nội địa lẫn ở hải ngoại.
Tồn kho dầu thô Mỹ trong báo cáo tuần trước của Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ EIA bất ngờ tăng mạnh lên mức cao kỉ lục mới, sau một vài tuần giảm trước đó.
Nguyên nhân của sự tăng đột biến này có thể đến từ lượng dầu thô nhập khẩu từ Saudi Arabia từ tháng 4, nay mới cập cảng Mỹ.
Trong khi đó, thế giới lại tiếp tục đối mặt với nguy cơ tái bùng phát dịch COVID-19 khi số ca nhiễm virus corona mới lại tăng và tại Bắc Kinh, Trung Quốc.
Dịch COVID-19 là nguyên nhân chính tác động tiêu cực lên nhu cầu dầu thô và qua đó là giá dầu.
Tồn kho dầu thô Mỹ tăng kết hợp với những lo ngại đối với nhu cầu dầu thô sẽ càng làm cán cân cung cầu của thị trường mất cân bằng và đẩy giá dầu thô đi xuống.
Giá dầu thô WTI tháng 7 giảm 0,22% dưới áp lực của số liệu tồn kho dầu thô của Mỹ.
Giá dầu Brent kì hạn tháng 8 tăng 0,47% trong bối cảnh các nước châu Âu dần mở cửa trở lại, hỗ trợ đà phục hồi của nhu cầu dầu thô.
Giá khí gas tự nhiên tháng 7 giảm 4,52% dưới tác động của thời tiết mát mẻ và sản lượng xuất khẩu giảm.
Giá xăng RBOB tháng 7 tăng 0,49% khi nhu cầu nhiên liệu của Mỹ tăng trở lại.
Chi tiết bản tin thị trường năng lượng ngày 15/6: