|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

7 nhà máy sản xuất oxy mini của ông Dũng lò vôi về tới Việt Nam, cung ứng 1.600 bình oxy mỗi ngày

21:59 | 03/09/2021
Chia sẻ
Ông Dũng lò vôi cho biết sẽ tập trung hợp tác với ba đơn vị gồm: tỉnh đoàn, lực lượng công an và quân đội để phân phối oxy đến các cá nhân, tổ chức, tránh sự việc đáng tiếc.

Ngày 2/9, Chủ tịch CTCP Đại Nam Huỳnh Uy Dũng (Dũng lò vôi) đã tiếp nhận 7 nhà máy sản xuất oxy mini di động về Việt Nam. Với 7 nhà máy sản xuất oxy này, mỗi ngày có thể cung ứng 1.600 bình oxy 5 lít. Nếu bơm cho bệnh viện dã chiến là 40 lít và bơm ra phục vụ người dân thì 5 lít/bình.

Ông Dũng cho hay, nhà máy oxy này đã được chuẩn bị cách đây 4 tháng, có thể lắp đặt bất cứ nơi đâu có nguồn điện. "Đây là một sáng kiến do tôi nghĩ ra để có thể phục vụ bất cứ nơi đâu: Đằng trước là xe chờ bình, đằng sau sản xuất oxy", ông Dũng chia sẻ.

Chồng nữ đại gia Phương Hằng cũng không quên gửi lời cảm ơn tới các lực lượng chức năng địa phương, đặc biệt là cảnh sát cơ động tỉnh Bình Dương đã giúp đỡ ông kịp thời kết nối phục vụ người dân. 

"Trong nửa tiếng nữa, trạm này sẽ có mặt tại thị xã Tân Uyên, từ ngày mai trở đi đã có thể bơm oxy phục vụ các bệnh viện dã chiến, và kể cả phục vụ người bệnh F0 tại nhà", ông Dũng nói.

7 nhà máy sản xuất oxy mini của ông Dũng lò vôi về tới Việt Nam, cung ứng 1.600 bình oxy mỗi ngày - Ảnh 1.

Nhà máy sản xuất oxy mini di động của ông Dũng lò vôi. (Ảnh: Chụp màn hình).

Vị doanh nhân này cũng chia sẻ thêm rằng sẽ bắt tay hợp tác làm từ thiện với tỉnh đoàn, lực lượng công an và quân đội cho "yên tâm", tránh những sự việc đáng tiếc xảy ra.

"Nói chung từ thiện thì nhiều người làm từ thiện lắm, nhưng để tập trung cho nó yên tâm, chúng tôi sẽ kết hợp vào ba đơn vị chủ lực gồm: tỉnh đoàn, lực lượng công an và quân đội. 

Các tổ chức từ thiện nào ở địa phương nếu có làm thì kết hợp với ba lực lượng đó để tránh những tình trạng đáng tiếc xảy ra trong quá trình từ thiện cho nhân dân, bóp méo sự thật. Đây cũng là tôi mong muốn làm sao cho mọi thứ thật tốt đẹp. Chúng tôi cũng sẽ làm việc trực tiếp với các bệnh viện", ông Dũng chia sẻ về kế hoạch làm việc với 7 nhà máy oxy này.

Chủ tịch Đại Nam nói rằng ưu tiên trước mắt là phủ kín Bình Dương, làm sao để có 6.000 bình oxy cung cấp cho tỉnh đoàn, phục vụ công tác điều trị F0. Tại Bình Dương, trong sáng 2/9 một số bệnh viện cũng đã được chi viện số lượng lớn bình oxy. Ông cho biết cũng sẽ vận chuyển 3-4 nhà máy oxy vào TP HCM, Long An và Đồng Nai, mỗi địa phương một nhà máy.

Tại buổi lắp đặt nhà máy sản xuất oxy, lực lượng chức năng Bình Dương nói rằng đã kết nối đến các bệnh viện dã chiến, các khu cách ly để đem oxy đến cho mọi người nhanh nhất.

"Tới giờ chúng tôi đã kết nối và vận chuyển hơn 1.000 bình đến nhiều địa phương. Sáng mai, sẽ tiếp tục cung cấp thêm 6.200 bình nữa. Với một lượng bình oxy lớn như vậy, những nhà máy oxy đem đến sự an tâm cho bệnh nhân trong thời gian sắp tới. 

Quá trình đi bơm bình trước kia rất khó, bệnh nhân thở rất nhanh, chỉ trong vòng vài tiếng lại phải đi đổi bình. Những nhà máy oxy này sẽ giúp việc sản xuất oxy nhanh hơn và đem đến oxy kịp thời cho các bệnh nhân".

Trước đó, cuối tháng 8, 50.000 bình oxy cũng đã được tập kết tại khu du lịch Đại Nam. Số oxy này do Quỹ từ thiện Hằng Hữu của Đại Nam đặt mua. Chia sẻ tại livestream ngày 27/8, Chủ tịch Huỳnh Uy Dũng tuyên bố sẽ không để các bệnh viện dã chiến thiếu oxy, và sẽ cung cấp cho hội ATM oxy của anh Hoàng Tuấn Anh.

Ông Dũng nói rằng ông đã đặt 50.000 bình oxy từ cách đây 3 tháng, cùng với 21 máy tạo oxy mini. "Cách đây 3 tháng tôi dám ký hợp đồng mua 50.000 bình oxy, giờ các bạn đi ra mua 500 cái bình cũng kiếm đâu ra vì Việt Nam chúng ta chưa sản xuất, hoặc giá thành cao quá nên các đơn vị không sản xuất. Khi tôi nhập 21 máy tạo oxy về, tôi hỏi mua bình luôn, tôi hứa là tôi không để các bệnh viện dã chiến thiếu bình", ông Dũng cho biết.

"Khi dịch bệnh xảy ra khó khăn nhất là vật tư y tế, quan trọng nhất là hơi thở. Bạn bè tôi nhiều người nói hãy chia bình oxy lại, tôi nói nếu tôi bán lại cho thị trường chắc cũng lãi cả trăm tỷ, nhưng tôi không làm được điều đó. Tôi muốn chia sẻ lại cho cộng đồng, làm sao cùng dân mình, cho đất nước mình qua kiếp nạn", ông Huỳnh Uy Dũng nói.

Thiên Trường

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.