|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

50.000 liều Remdesivir điều trị COVID-19 từ Ấn Độ về đến TP HCM

19:57 | 05/08/2021
Chia sẻ
Ngày 5/8, 50.000 lọ đầu tiên trong số 1 triệu liều thuốc kháng vi rút Remdesivir từ Ấn Độ vừa hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất và sẽ phân bổ cho các tỉnh/thành có dịch.

Theo VietNamNet, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, 10.000 lọ thuốc Remdesivir đã về tới sân bay Tân Sơn Nhất, TP HCM. Trong đêm nay, sẽ có thêm 40.000 lọ về Việt Nam.

Đây là những lô thuốc Remdesivir đầu tiên trong tổng số 1 triệu liều thuốc Remdesivir do Ấn Độ cam kết cung cấp cho Việt Nam trong vòng 30 ngày. Trong số này có 500.000 lọ do một tập đoàn lớn tại Việt Nam thanh toán để gửi tặng Bộ Y tế.

Dự kiến, vào tuần sau, khoảng 100.000 lọ nữa về và chuyển cho Bộ Y tế phục vụ khẩn cấp điều trị bệnh nhân nặng. Số lượng còn lại sẽ lần lượt về trong tháng 8.

Số thuốc trên sẽ được phân bổ cho TP HCM, Hà Nội và các tỉnh, thành phố đang có dịch. Đồng thời, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh sẽ bổ sung thuốc Remdesivir vào phác đồ điều trị bệnh nhân COVID-19.

Thứ trưởng cũng cho biết lô thuốc Remdesivir về Việt Nam nhanh hơn dự kiến. Đây là kết quả làm việc tích cực của "nhóm phản ứng nhanh về thuốc và vắc xin" của Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ với các công ty dược phẩm lớn của đất nước này.

Remdesivir được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt từ cuối tháng 10/2020, để sử dụng cho bệnh nhân COVID-19 thể trung bình và nặng theo hướng dẫn trong phác đồ điều trị của Bộ Y tế. 

Hiện hơn 50 quốc gia gồm các nước EU, Mỹ, Australia, Singapore… đang sử dụng thuốc này trong phác đồ. Hiệu quả ban đầu cho thấy, các bệnh nhân dùng Remdesivir hồi phục nhanh hơn khoảng 4 ngày.

Giá mỗi lọ thuốc Remdesivir khoảng 390 USD, trung bình mỗi bệnh nhân có liệu trình điều trị khoảng 5 ngày. Tuy nhiên, Bộ Y tế khuyến cáo người dân tuyệt đối không tự ý tìm mua và sử dụng thuốc Remdesivir nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Sơn Thạnh

VDSC: Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.