Xuất khẩu tôm sang thị trường Trung Quốc trong tháng 5 đạt 78 triệu USD, mức cao nhất kể từ đầu năm nay. VASEP cho rằng xuất khẩu tôm sang Trung Quốc trong nửa cuối năm 2023 chưa thể phục hồi mạnh so với năm ngoái nhưng sẽ khả quan hơn so với giai đoạn đầu năm nay.
Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch Sao Ta, cho rằng giá tôm khó có thể giảm thêm và kỳ vọng phục hồi sức cầu khi mùa tiêu thụ cao điểm đang tới sẽ là những trợ lực giúp xuất khẩu tôm tăng tốc vào quý III.
VASEP nhận định nhập khẩu tôm từ Việt Nam vào Mỹ cũng ghi nhận mức giảm ít hơn so với mức giảm nhập khẩu tôm chung của Mỹ. Nếu xu hướng này tiếp tục đến tháng 6, thị trường Mỹ có thể phục hồi sớm từ tháng 7.
Ông Đỗ Ngọc Tài, Phó Chủ tịch VASEP dự báo xuất khẩu tôm sang 5 thị trường trọng điểm sẽ nhích nhẹ vào nửa cuối năm, trong đó có Mỹ, EU, Trung Quốc & Hong Kong, Nhật Bản, Hàn Quốc.
VDSC cho rằng, quý II là thời điểm doanh thu xuất khẩu tôm của Sao Ta chạm đáy do sức cầu yếu. Song, sự phục hồi sẽ diễn ra vào nửa cuối năm khi nhu cầu thực phẩm cho mùa lễ hội gia tăng.
Trung Quốc mở cửa trở lại, nhập khẩu tôm vào nước này đạt kỷ lục trong quý I với 1,4 tỷ USD. Tuy nhiên, thị trường này có xu hướng từ Ecuador, Ấn Độ, Argentina, Saudi Arabia và giảm nhập khẩu tôm Việt.
Ba tháng đầu năm, lãi ròng Thuỷ sản Minh Phú âm 97 tỷ đồng trong bối cảnh thị trường xuất khẩu tôm gặp khó trước sức ép lạm phát và sự cạnh tranh gay gắt về giá tôm từ các quốc gia như Ecuador, Ấn Độ.
Tại Hội nghị tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu do Bộ Công Thương tổ chức, doanh nghiệp kiến nghị, cần có giải pháp giảm chi phí cho sản xuất kinh doanh và xuất khẩu.
Sự lao dốc của xuất khẩu tôm cũng phần nào phản ánh bức tranh kinh doanh ảm đạm của các doanh nghiệp trong 2 tháng đầu năm. Giữa cơn bão lạm phát, các doanh nghiệp tôm có xu hướng giảm tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ, tăng xuất khẩu sang Nhật Bản.
Hiện, tôm Việt xuất khẩu sang Hàn Quốc đang phải chịu mức thuế 14-20%, VASEP cho rằng điều này trái với FTA Việt Nam và Hàn Quốc ký kết, đồng thời ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của tôm Việt tại thị trường Hàn Quốc.
Năm 2022, Ecuador trở thành quốc gia đầu tiên cán mốc xuất khẩu 1 triệu tấn tôm sau nhiều năm đầu tư vào con giống, sản xuất và nắm bắt tốt cơ hội từ thị trường Trung Quốc, Bắc Mỹ, châu Âu.
Thương vụ Việt Nam tại Australia cho biết hiện nay tôm của Việt Nam đang ngày càng được ưa chuộng tại hệ thống siêu thị lớn của Australia hay các cửa hàng châu Á tại quốc gia này.
VASEP cho biết tính đến ngày 15/11, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Hàn Quốc đạt gần 422 triệu USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2021 nhờ lực đẩy từ các hiệp định RCEP, VKFTA.
Theo VASEP, 10 tháng đầu năm, sản lượng xuất khẩu tôm của Ecuador đạt 886.000 tấn, vượt qua con số 842.000 tấn của năm 2021. Dự báo, xuất khẩu tôm của Ecuador năm 2022 có thể đạt hơn 1 triệu tấn.
Trong tháng 10, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc đạt 65 triệu USD, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2021. Con số này giúp Trung Quốc vượt Mỹ trở thành thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất của Việt Nam.
Theo dự báo của một số công ty chứng khoán, dù áp lực chốt lời đã xuất hiện tại ngưỡng 1.265, nhưng trong trường hợp tích cực, VN-Index có thể tiếp tục quán tính tăng điểm và trở về ngưỡng 1.270 trong những phiên đầu năm mới Ất Tỵ.