Đà tăng của giá tiêu tiếp tục kéo dài sang tháng 5 và thiết lập các mức đỉnh mới do nguồn cung hạn chế trên toàn thế giới. Đặc biệt là hai nước quyết định nguồn cung trên toàn cầu là Brazil và Việt Nam đều bị giảm sản lượng.
Giá tiêu trong nước đã tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái lên mức cao nhất trong 7 năm qua do lo ngại nguồn cung thiếu hụt. Sản lượng hồ tiêu của Việt Nam trong năm 2024 dự báo giảm khoảng 10,5% xuống còn 170.000 tấn, mức thấp nhất trong nhiều năm qua.
Giá tiêu trong nước tăng nóng trở lại và chạm ngưỡng cao nhất kể từ đầu năm 2022 do triển vọng vụ mùa 2024 không mấy khả quan và tồn kho ở mức thấp, trong khi nhu cầu từ các thị trường lớn tại châu Âu và Mỹ lại đang có dấu hiệu phục hồi. Tồn kho còn lại ở Việt Nam được cho là chủ yếu nằm trong tay giới kinh doanh và đầu cơ, hoạt động đầu cơ có thể tiếp tục hỗ trợ thị trường trong ngắn hạn cho tới khi vụ thu hoạch mới diễn ra.
Năm 2023 đánh dấu năm thứ sáu liên tiếp ngành hồ tiêu lỡ hẹn với câu lạc bộ xuất khẩu tỷ đô. Trong bối cảnh giá tiêu đang tăng mạnh trở lại và dự báo ở mức cao vào năm tới, mặt hàng này được kỳ vọng sẽ lấy lại vị thế vàng đen trong năm 2024.
Giá tiêu trong nước tăng nhẹ trong tháng 8 và đầu tháng 9 do sản lượng vụ mùa 2023 không còn nhiều. Tuy nhiên đà tăng có phần hạn chế khi lượng hàng nhập khẩu và tồn kho từ những năm trước vẫn còn nên nguồn cung hạt tiêu vẫn đáp ứng được phần nào nhu cầu. Trong khi đó, người mua tiếp tục theo dõi sát triển vọng vụ mùa năm 2024 và không muốn mua vào các vị thế kỳ hạn ở mức giá cao.
Lượng hồ tiêu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong quý tăng đột biến hơn 12 lần so với cùng kỳ năm ngoái lên 25.919 tấn. Giá tiêu trong nước sau khi tăng mạnh vào tháng 2 đã chững lại trong thời gian gần đây, một số nhận định cho rằng giá tiêu sẽ không biến động mạnh trong ngắn hạn nhưng có khả năng tăng trong dài hạn.
Xuất khẩu tiêu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm đã tăng tới 8,6 lần so với cùng kỳ năm ngoái lên 10.209 tấn. Tại thị trường trong nước, giá tiêu ở một số địa phương rục rịch bước vào đợt tăng mới sau hơn một tuần đi ngang.
Cục Xuất nhập khẩu dự báo hoạt động xuất khẩu hạt tiêu của nước ta sẽ diễn ra sôi động hơn trong các tháng còn lại của quý I/2023 do Việt Nam vừa kết thúc vụ thu hoạch, sản lượng dồi dào. Đến quý III và IV/2023, khách hàng sẽ tìm đến các nước sản xuất như Brazil và Indonesia vì đây là thời điểm thu hoạch hạt tiêu của hai nước này
Trong tháng 7 và nửa đầu tháng 8 xu hướng chủ đạo của giá tiêu thế giới và trong nước vẫn tiếp tục giảm. Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) cho rằng thị trường tiếp tục nằm trong vùng giảm giá trong quý III năm nay, khi thế giới tiếp tục đối mặt với sự suy giảm nhu cầu và thâm hụt chuyển sang tồn kho dư thừa, đồng tiền mất giá, lạm phát và nhu cầu tiêu dùng thấp
EVFTA đã mở ra cơ hội cho hồ tiêu Việt Nam khi cả lượng, kim ngạch xuất khẩu sang EU đều tăng mạnh. Tuy nhiên, ngành tiêu cần giảm lượng tồn dư thuốc BVTV theo quy định để giữ vững thị phần ở thị trường tiềm năng này.
Đại diện Hiệp hội hồ tiêu Chư Sê cho rằng yếu tố khiến giá tiêu đã tuột mốc 80.000 đồng/kg là do Trung Quốc giảm mua, giới đầu cơ bán tiêu để chạy theo cơn sốt đất.
Nông dân tỉnh Đắk Lắk đang vào vụ thu hoạch hồ tiêu. Sau nhiều năm giá thấp kỷ lục, năm nay, giá hồ tiêu tăng cao khiến nông dân phấn khởi. Tuy nhiên, năng suất lại giảm, giá cả phân bón tăng cao khiến nông dân Đắk Lắk vẫn kém vui.