|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Xuất khẩu tháng 4 của Trung Quốc bất ngờ giảm, nhưng nhập khẩu tăng vì đe dọa thuế quan mới từ Mỹ

16:31 | 08/05/2019
Chia sẻ
Xuất khẩu của Trung Quốc bất ngờ giảm mạnh trong tháng 4, nhưng nhập khẩu tăng lần đầu tiên trong 5 tháng vẽ nên bức tranh trái chiều của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới khi Washington gia tăng áp lực lên Bắc Kinh với đe dọa áp thuế quan bổ sung.

Dữ liệu thương mại mới nhất, thường đưa ra những gợi ý về tình trạng của nền kinh tế lTrung Quốc, đã bị tác động bởi lo ngại về cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới leo thang, thay vì một thỏa thuận sắp đạt được như nhiều nhà đầu tư dự đoán.

Các nhà đàm phán cấp cao Trung Quốc và Mỹ sẽ gặp mặt tại Washington trong hai ngày tới, với Bắc Kinh nỗ lực tranh một đợt tăng thuế quan nặng từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, dự kiến có hiệu lực vào thứ Sáu (10/5).

Giới đầu tư đã hi vọng dữ liệu thương mại tháng 4 của Trung Quốc sẽ làm tăng thêm những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế quốc gia này bắt đầu ổn định, giảm lo ngại về sự chậm lại của tăng trưởng toàn cầu. 

Tuy nhiên, theo dữ liệu hải quan Trung Quốc công bố hôm 8/5, xuất khẩu đã giảm 2,7% so với một năm trước. 

ANZ ước tính hơn 80% nguyên nhân của sụt giảm là xuất khẩu sang Mỹ lao dốc, trong khi xuất khẩu hàng công nghệ cao tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ nhu cầu chậm lại trên toàn cầu đối với điện thoại thông minh và thiết bị điển tử khác. 

Kết quả khảo sát các chuyên gia kinh tế trước đó từ Reuters đã dự báo tăng trưởng chậm lại còn 2,3% sau khi bất ngờ bật tăng 14,2$ trong tháng 3. Một số chuyên gia phân tích nghi ngờ sự gia tăng là nhờ nhân tố mùa vụ và những gián đoạn thương mại tạm thời liên quan tới việc giảm thuế VAT có hiệu lực vào ngày 1/4.

Xuất khẩu tháng 4 của Trung Quốc bất ngờ giảm, nhưng nhập khẩu tăng vì đe dọa thuế quan mới từ Mỹ - Ảnh 1.

Ảnh: Reuters.

Nhập khẩu bất ngờ tăng

Tuy nhiên, nhập khẩu đã vượt qua dự báo với mức tăng 4% so với năm ngoái. Các chuyên gia trước đó ước tính nhập khẩu của Trung Quốc giảm 3,6% sau khi giảm tới 7,6% trong tháng 3. 

Đây là đợt tăng đầu tiên kể từ tháng 5, gợi ý nhu cầu nội địa bắt đầu khởi sắc khi Bắc Kinh triển khai thêm các biện pháp kích thích, như tăng chi tiêu vào đường, đường sắt và cảng biển. 

Nhập khẩu đồng, được sử dụng nhiều cho xây dựng và sản xuất, tăng so với tháng 3 nhưng giảm so với cùng kì năm trước. 

Các đối tác lớn, nhà cung cấp đa quốc gia, như Caterpillar, của Trung Quốc và giới đầu tư toàn cầu đang theo dõi các biện pháp hỗ trợ, tuyên bố trong những tháng gần đây, mất bao lâu để có hiệu lực. 

Tang Jianwei, chuyên gia kinh tế cấp cao của Bank of Communications tại Thượng Hải, cho biết Trung Quốc sẽ thua trong bất kì trường hợp nào.

"Nếu các cuộc đàm phán thương mại bị lùi lại, cả nhu cầu trong và ngoài nước đều bị tác động. Nếu Mỹ và Trung Quốc đạt được một thỏa thuận, Trung Quốc sẽ phải tăng nhập khẩu từ Mỹ, để thu hẹp thặng dư thương mại nhưng theo đó làm giảm đóng góp của xuất khẩu ròng đối với tăng trưởng GDP", ông nói thêm.

Trung Quốc có tổng thặng dư thương mại trị giá 13,84 tỉ USD trong tháng 4, thấp hơn dự báo là 35 tỉ USD.

Thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ, vấn đề được Washington quan tâm nhất, phình to lên 21,01 tỉ USD trong tháng 4 từ mức 20,5 tỉ USD trong tháng 3. 

Nhập khẩu từ Mỹ của Trung Quốc giảm gần 26% trong khi xuất khẩu sang Mỹ chỉ giảm hơn 13%.

Lyly Cao