|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Xuất khẩu rau quả tăng mạnh tại Mỹ, EU, Nhật Bản vẫn không đủ bù đắp sự sụt giảm của Trung Quốc

14:27 | 09/12/2019
Chia sẻ
Xuất khẩu rau quả Việt Nam còn tăng trưởng rất mạnh tại Lào khi tăng gấp 5,17 lần, Hong Kong tăng gấp 3,12 lần, Đài Loan tăng 66,6%, Hà Lan tăng 36,6.

Số liệu từ Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) cho biết giá trị xuất khẩu rau quả tháng 11/2019 ước đạt 381 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu rau quả 11 tháng đầu năm 2019 ước đạt 3,5 tỉ USD, giảm nhẹ 0,6% so với cùng kì năm 2018.

Tính trong 10 tháng đầu năm 2019, Việt Nam xuất khẩu được 3,1 tỉ USD, giảm 4,6% so với 10 tháng của năm 2018.

Về thị trường xuất khẩu, Trung Quốc vẫn đứng vị trí thứ nhất dù có sự sụt giảm.Cụ thể, thị trường này chiếm 66,8% thị phần, với kim ngạch xuất khẩu đạt 2,08 tỉ USD, giảm 13,7% so với cùng kì năm ngoái.

Theo sau là Mỹ đạt 124,6 triệu USD, tăng 10,7%; Hàn Quốc đạt 107,4 triệu USD, tăng 12,3%; Nhật Bản đạt 100,7 triệu USD, tăng 12,6%; …

Ngoài ra, các thị trường có giá trị xuất khẩu rau quả tăng mạnh là Lào tăng gấp 5,17 lần, Hong Kong tăng gấp 3,12 lần, Đài Loan tăng 66,6%, Hà Lan tăng 36,6%.

Theo Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản xuất khẩu hàng rau quả trong 10 tháng 2019 giảm mạnh do giá trị xuất khẩu một số mặt hàng rau quả chính đồng loạt giảm.

Chủng loại rau quảTỉ trọng 
(đơn vị: %)
Giá trị xk 10 tháng năm 2019
 (đơn vị: triệu USD)
So với 10 tháng năm 2018
(đơn vị: %)
Thanh long31,3
974,3 
-9
Sầu riêng6,9
 759
-17,4
Măng cụt
5,4
168,5 
-1
Dừa
3,5
109
 -35
Nhãn
3,4
104,4 
 -56,2
Ớt1,8
56,1
-47,7
Dưa hấu
1,8
55,7 
-26,4
Nấm hương
1,5
45,7
-59,3
Khoai lang 
1,1
35
-43,6
Mộc nhĩ 

20,7 
-58,3

Một số loại rau quả xuất khẩu sụt giảm trong 10 tháng đầu năm 2019. Tổng hợp: Như Huỳnh/Bộ NN&PTNT

Trong khi đó, giá trị nhập khẩu mặt hàng rau quả tháng 11/2019 đạt 123 triệu USD, đưa tổng giá trị mặt hàng rau quả nhập khẩu 11 tháng đầu năm 2019 ước đạt 1,63 tỉ USD, tăng 3,4% so với cùng kì năm 2018.

Tính riêng trong 10 tháng đầu năm 2019, giá trị nhập khẩu rau quả của Việt Nam đạt 1,51 tỉ USD, tăng gần 5% so với 10 tháng của năm 2018.

Trong đó, mặt hàng rau đạt 512,7 triệu USD, chiếm 34% tỉ trọng nhập khẩu, tăng 17,4% và mặt hàng quả đạt 994,3 triệu USD, chiếm 66%, giảm 0,5%.

Thái Lan là thị trường Việt Nam nhập khẩu rau quả nhiều nhất, đạt 448,2 triệu USD, chiếm 29,7%, giảm 24,5% so với cùng kì năm 2018. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 385, 7 triệu USD, tăng hơn 10%; Mỹ đạt 233,8 triệu USD, tăng 54%; Australia đạt 94,3 triệu USD, tăng 4%…

Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) cho rằng trong 11 tháng đầu năm 2019, mặc dù giá trị xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, … tăng mạnh nhưng khó có thể bù đắp cho sự sụt giảm của thị trường Trung Quốc, bởi 66,8% giá trị xuất khẩu được tạo nên bởi thị trường này.

Do đó, để nắm bắt cơ hội, Việt Nam ngoài việc cần đẩy nhanh việc đăng kí mã số vùng trồng, mã số đóng gói cơ sở để doanh nghiệp có thể xuất khẩu nhiều hơn vào thị trường Trung Quốc, cần cải thiện thêm về chất lượng nông sản, nhất là vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm đạt được những tiêu chuẩn gắt gao của thị trường châu Âu và các thị trường khó tính khác.

Đồng thời các doanh nghiệp rau quả của Việt Nam cần tập trung đầu tư công nghệ, thiết bị hiện đại trong sản xuất và chế biến sâu, đồng thời tăng cường hợp tác và kết nối với các đối tác trong chuỗi cung ứng để nâng cao năng lực xuất khẩu.

Như Huỳnh