|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Xuất khẩu hàng hóa tháng 7 của Trung Quốc tăng 18% bất chấp chính sách Zero COVID

19:00 | 07/08/2022
Chia sẻ
Xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc trong tháng 7 bất ngờ vượt xa so với dự báo, tạo ra cú hích cho nền kinh tế vốn đang phải chật vật phục hồi sau những tác động của đại dịch COVID-19.

Theo thống kê của Hải quan Trung Quốc cho thấy, xuất khẩu hàng hóa của nước này trong tháng 7 đã tăng 18% so với cùng kỳ năm 2021, nhỉnh hơn mức 17,9% vào tháng 6. Tốc độ tăng trưởng trong tháng 7 cũng là mức cao nhất kể từ đầu năm đến nay, vượt xa so với dự báo 15% của giới phân tích trước đó, theo CNBC.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng những tháng còn lại, xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc trong bối cảnh tiêu dùng toàn cầu ngày càng suy yếu.

Một cuộc khảo sát nhà máy toàn cầu được công bố vào tuần trước cho thấy nhu cầu tiêu thụ hàng hóa đã giảm trong tháng 7, lượng đơn đặt hàng và chỉ số sản lượng giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào đầu năm 2020.

Còn ở Trung Quốc, nhiều đơn hàng sản xuất đã được ký kết vào tháng 6, điều này dấy lên lo ngại về sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc sẽ chậm và khó khăn hơn dự kiến.

Cảng container Nam Kinh, Trung Quốc. (Ảnh: CNBC)

Tuy nhiên, một tín hiệu tích cực rằng những gián đoạn trong vận chuyển và chuỗi cung ứng do COVID-19 đang tiếp tục cải thiện, đúng lúc các chủ hàng chuẩn bị cho nhu cầu mua sắm cuối năm cao điểm.

Theo số liệu của hiệp hội cảng trong nước, sản lượng container ngoại thương tại 8 cảng lớn của Trung Quốc đã tăng 14,5% trong tháng 7, tăng nhanh so với mức 8,4% trong tháng 6. Trong đó, sản lượng container tại cảng Thượng Hải đạt mức cao kỷ lục.

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc sẽ yếu hơn dự kiến, cho thấy tiêu dùng nội địa của Trung Quốc vẫn ở mức thấp.

Theo đó, nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc trong tháng 7 tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2021, cao hơn mức 1% vào tháng 6. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng vẫn cách xa dự báo 3,7% của giới chuyên gia.

Các nhà phân tích dự báo nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc sẽ tăng nhẹ trong nửa cuối năm nhờ việc Chính phủ nước này tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng, kích thích nhập khaaurr thiết bị và hàng hóa trong lĩnh vực xây dựng.

Cũng tháng 7, nhờ kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng ổn định, nhập khẩu thấp, thặng dư thương mại của Trung Quốc ở mức cao kỷ lục với 101,26 tỷ USD, cao hơn nhiều so với mức dự báo 90 tỷ USD của giới phân tích.

Tuần trước, các nhà hoạch định kinh tế Trung Quốc đánh giá nền kinh tế nước này đang ở bước sang giai đoạn ổn định và phục hồi, trong đó sự tăng trưởng trong quý III đóng vai trò quan trọng.

Giới quan chức Trung Quốc cho rằng kinh tế Trung Quốc có thể bỏ lỡ mục tiêu tăng trưởng 5,5% trong năm 2022. Nhận định này được đưa ra sau khi nền kinh tế hạn chế ký kết các hợp đồng trong quý II.

Cũng trong cuối tháng 7 vừa qua, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã hạ dự báo tăng trưởng năm 2022 của Trung Quốc từ mức 4,4% xuống 3,3% với lý do giãn cách xã hội vì COVID-19 và cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản ở nước này.

Hoàng Anh

Khối ngoại chưa dừng bán ròng tuần VN-Index hồi phục
Bất chấp xu hướng hồi phục của TTCK, NĐT nước ngoài đẩy mạnh bán ròng gần 5.200 tỷ đồng trên HOSE. Điểm sáng là trong phiên cuối tuần khối ngoại đảo chiều mua ròng nhẹ hơn 31 tỷ đồng. Đây là phiên mua ròng đầu tiên sau 21 ngày bán ròng liên tiếp.