Xuất khẩu dầu Kuwait sang Mỹ xuống 0 lần đầu tiên kể từ 1990 - 1991
Ảnh: YASSER AL-ZAYYAT/AFP/Getty Images |
Việc ngừng xuất khẩu là dấu hiệu mới nhất về sự bùng nổ nhu cầu dầu tại châu Á, đặc biệt khi Mỹ lần nữa áp lệnh trừng phạt lên Iran, và nguồn cung gia tăng từ Mỹ nhờ cách mạng dầu đá phiến đang vẽ lại con đường thương mại dầu khí.
Nhập khẩu dầu thô Kuwait của Mỹ giảm xuống 0 trong vòng 4 tuần tính đến tuần cuối cùng của tháng 9, ghi nhận lần đầu tiên xuất khẩu hoàn toàn dừng lại kể từ khi dữ liệu hàng tuần được thống kê vào tháng 6/2010, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA).
Dựa vào số liệu hàng tháng, xuất khẩu của Kuwait sang Mỹ vẫn chưa dừng lại kể từ tháng 5/1992, thời điểm nhà sản xuất dầu của OPEC vẫn đang phục hồi từ các cuộc chiến mỏ dầu trong chiến tranh vùng Vịnh lần 1.
Kuwait đang điều hướng những lô hàng của mình sang thị trường hấp dẫn hơn, châu Á, nơi giá dầu thô có hàm lượng lưu huỳnh cao đắt hơn, theo một nguồn thạo tin cho biết.
Giá dầu Kuwait đạt khoảng 80 USD/thùng tại châu Á, so với khoảng 79 USD/thùng tại Mỹ, dựa trên tính toán của Bloomberg theo giá tiêu chuẩn và giá bán chính thức tại quốc gia Tây Á. Giá dầu thô Kuwait đạt khoảng 76 USD/thùng tại châu Âu.
“Lệnh trừng phạt đối với Iran đang mang lại cơ hội cho các quốc gia khác bán nhiều hơn tại châu Á, nơi giá cao hơn so với giá bán tại Mỹ”, ông Andy Lipow, Chủ tịch của công ty tư vấn Lipow Oil Associates LLC, cho biết.
Trong khi xuất khẩu sang Mỹ giảm, Kuwait phải đối mặt với sản xuất hạn chế vì tranh chấp với Arab Saudi về các mỏ dầu chung dọc biên giới hai quốc gia, với công suất của cả hai quốc gia lên tới 500.000 thùng/ngày. Các mỏ dầu chung tại khu vực trung gian đã ngừng sản xuất hơn 3 năm trước, dù chính phủ hai nước đang đàm phán để kích hoạt chúng trở lại.
Sự sụt giảm về xuất khẩu dầu của công ty Dầu khí Kuwait đã được sắp xếp cho khách hàng Mỹ và châu Âu, đại diện của công ty cho biết. Thị trường Mỹ có tầm quan trọng chiến lượng và các hợp đồng cung cấp của Kuwait đang vận hành, theo nhà sản xuất dầu thuộc sở hữu nhà nước.
Kuwait thường xuất khẩu khoảng 80% sản lượng dầu sang châu Á, và các chuyến tàu đang tăng lên với việc nhà máy lọc dầu Nghi Sơn gia tăng sản lượng. Công suất của nhà máy có thể lên đến 200.000 thùng/ngày.
Bất chấp giá dầu thấp hơn, việc bán dầu thô Kuwait sang Mỹ giúp tiểu vương quốc Arab đa dạng hóa xuất khẩu và cân bằng sự sụt giảm về nhu cầu tại châu Á trong giai đoạn kinh tế suy thoái. Xuất khẩu dầu sang Mỹ cũng mang tới một mối liên kết kinh tế mạnh mẽ với Washington, đóng một vài trò quan trọng trong việc giải phóng Kuwait sau sự xâm lược của Iraq.
Theo dữ liệu của EIA, Tập đoàn Valero Energy, Marathon Petroleum, Exxon Mobil và Royal Dutch Shell là những người mua dầu thô Kuwait lớn nhất tại Mỹ tính tới thời điểm hiện tại.
Kuwait giành được thị phần tại Mỹ từ Arab Saudi và Iraq trong giai đoạn 2012 – 2014, xuất khẩu hơn 400.000 thùng/ngày trong vài tháng. Tuy nhiên, sau đó, xuất khẩu của Kuwait sang Mỹ giảm mạnh, và Riyadh và Baghđa thúc đẩy xuất khẩu của mình.
Theo mức trung bình 4 tuần, Arab Saudi xuất khẩu 1,01 triệu thùng/ngày, trong khi Iraq, một thành viên khác của OPEC, xuất khẩu 408.000 thùng/ngày.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/