Trong chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 vừa được phê duyệt, mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may và da giày cả nước năm 2025 đạt 77 - 80 tỷ USD và năm 2030 đạt 106 - 108 tỷ USD.
Đại diện Lefaso cho biết hiện lạm phát toàn cầu, đặc biệt ở Mỹ, EU khiến các đơn hàng của ngành da giày sụt giảm, khó khăn này được dự báo sẽ kéo dài đến quý II/2023. Do vậy, các doanh nghiệp cần mở rộng thị trường Việt Nam có FTA.
Theo các doanh nghiệp, tình trạng đơn hàng giảm sút đang khiến người lao động bị ảnh hưởng việc làm, nhà máy phải thu hẹp quy mô ngay trong mùa cao điểm cuối năm. Khó khăn này được dự báo còn kéo dài nên các doanh nghiệp phải tìm mọi cách, áp dụng nhiều giải pháp để duy trì sản xuất và lực lượng lao động cho công ty.
Cuối năm vốn là lúc cao điểm sản xuất của nhiều ngành hàng nhưng năm nay các doanh nghiệp xuất khẩu trong lĩnh vực như da giày, dệt may,... lại phải đối diện tình cảnh đơn hàng sụt giảm mạnh, phải thu hẹp, thậm chí phải ngừng sản xuất.
Một doanh nghiệp 100% vốn Đài Loan chuyên sản xuất giày xuất khẩu sang châu Âu vừa thông báo phải thu hẹp sản xuất và chấm dứt hợp đồng lao động với 1.185 công nhân kể từ ngày 1/12.
7 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu da giày của Việt Nam đạt hơn 14 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên chặng đường còn lại của năm 2022, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với việc đứt gãy nguồn cung nguyên liệu, đơn hàng từ Mỹ, EU sụt giảm.
Trong bối cảnh cuộc sống trở lại bình thường hậu COVID-19, nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may, giày dép của Mỹ va EU tăng bật. Đây là động lực cho các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may, da giày của Việt Nam.
Theo Niên giám Da giày thế giới năm 2021 (World Footwear Yearbook 2021) vừa được công bố, lần đầu tiên, Việt Nam chiếm trên 10% thị phần giày xuất khẩu toàn cầu.
Xuất khẩu da giày đạt 20,7 tỷ USD, tăng 4,6% so với năm 2020 nhờ tận dụng hiệp định CPTPP và EVFTA. Lefaso dự kiến năm 2022 tăng trưởng toàn ngành da giày – túi xách sẽ tăng 10-15% so với năm 2021, đạt khoảng 23-25 tỷ USD.
Thời gian giãn cách xã hội, doanh nghiệp dệt may, da giày đã phải tiêu tốn nhiều chi phí để duy trì sản xuất, đến khi mở cửa trở lại áp lực thiếu nhân lực lại đè nặng ngành hàng dù đối tác đã sẵn sàng phục hồi quan hệ, tiếp nối đơn hàng.
Làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 kèm theo giãn cách xã hội kéo dài đã khiến nhiều doanh nghiệp như Công ty Cổ phần Tập đoàn Gia Định gánh chịu những thiệt hại, tổn thất chưa từng từ đơn hàng, đối tác đến lực lượng công nhân.
Các tháng đầu năm nay, ngành da giày vẫn duy trì được đà tăng trưởng với ước tính kim ngạch xuất khẩu hơn 14 tỷ USD, tăng 25,3% nhưng thời điểm hiện tại, ngành này đối mặt nỗi lo xu hướng xuất khẩu sẽ sụt giảm khi các doanh nghiệp không thể hoạt động dù đơn hàng tấp nập do tác động của đại dịch COVID-19.
Hàng dệt và may mặc tăng hơn 14%; giày dép các loại tăng 27,7%; vải mành, vải kỹ thuật khác tăng 86,7%; xơ, sợi dệt các loại tăng 62,8% so với 7 tháng năm 2020.
Tính chung 5 tháng, chỉ số sản xuất ngành dệt tăng hơn 8% so với cùng kỳ; ngành sản xuất trang phục tăng hơn 9%; ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 12%.