Xét xử Phạm Công Danh sáng 10/1: 'Cho Phạm Công Danh vay là có lợi cho Sacombank'
Xét xử Phạm Công Danh chiều 9/1: Ông Trần Bắc Hà có đơn xin vắng mặt do đang điều trị ung thư | |
Xét xử Phạm Công Danh sáng 9/1: Ông Danh bị suy thận sức khoẻ giảm sút, ông Bắc Hà tiếp tục vắng mặt |
11h24: Kết thúc phiên xét xử sáng 10/1, chiều nay phiên toà tiếp tục phần xét hỏi vào lúc 14h
11h18: Tiếp tục xét hỏi bị cáo Phan Thành Mai - nguyên TGĐ VNCB
Rút tiền từ VNCB qua hình thức vay tại các ngân hàng khác để cứu ngân hàng
Bị Cáo Phan Thành Mai cho biết thời điểm xảy ra vụ án là do Ngân hàng Đại Tín thiếu tiền để chăm sóc khách hàng. Để đảm bảo thanh khoản nên Phạm Công Danh chỉ đạo cứu ngân hàng bằng mọi giá.
Bị cáo Phan Thành Mai tại phiên toà (Ảnh: N.Hoa) |
Theo Mai, Danh không lấy tiền đã gửi tại 3 ngân hàng khác để chăm sóc khách hàng, trả nợ, bảo đảm thanh khoản mà lại dùng làm tài sản đảm bảo vay cho các công ty là vì nếu lấy tiền ra khỏi Đại Tín phải hỏi ý kiến của Tổ giám sát Ngân hàng Nhà nước. Do đó, Mai đã gửi 6.630 tỷ đồng của VNCB tại các ngân hàng Sacombank, TPBank, BIDV, khoản tiền này là tiền gửi thị trường hai liên ngân hàng với kỳ hạn 3 tháng.
Bị Cáo Phan Thành Mai - nguyên Tổng giám đốc VNCB cho biết thời điểm xảy ra vụ án là do Ngân hàng Đại Tín thiếu tiền để chăm sóc khách hàng. Để đảm bảo thanh khoản nên Phạm Công Danh chỉ đạo cứu ngân hàng bằng mọi giá.
Theo Mai, Danh không lấy tiền đã gửi tại 3 ngân hàng khác để chăm sóc khách hàng, trả nợ, bảo đảm thanh khoản mà lại dùng làm tài sản đảm bảo vay cho các công ty là vì nếu lấy tiền ra khỏi Đại Tín phải hỏi ý kiến của Tổ giám sát Ngân hàng Nhà nước. Do đó, Mai đã gửi 6.630 tỷ đồng của VNCB tại các ngân hàng Sacombank, TPBank, BIDV, khoản tiền này là tiền gửi thị trường hai liên ngân hàng với kỳ hạn 3 tháng.
Bị cáo Mai không nhớ rõ có bao nhiêu công ty tham gia giải ngân khoản vay 1.800 tỷ đồng. Bị cáo cũng thừa nhận không có quản lý rủi ro về mặt bão lãnh khoản vay.
10h50: Ông Phan Huy Khang: "Việc cho vay 6 công ty mang lại lợi ích cho Sacombank"
Bị cáo Phan Huy Khang tại phiên toà (Ảnh: N.Hoa) |
Ông Khang - nguyên Tổng Giám đốc Sacombank khai chỉ chấp hành theo chủ trương của Trầm Bê sau đó, Phạm Công Danh đến gặp bị cáo và nói sẽ dùng tiền của VNCB để bảo đảm cho các công ty vay số tiền 1.800 tỷ đồng.
Ông cho biết việc cho Danh vay và thế chấp bằng tiền gửi của VNCB thì luật không cấm. Trong quá trình xem xét, bị cáo thấy Danh đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng Sacombank và có lợi ích cho ngân hàng nên bị cáo làm theo chỉ đạo của Trầm Bê cho danh vay tiền. Ông cho rằng đây không phải là hành vi tư lợi, mong HĐXX xem xét.
10h15: Ông Trầm Bê: "Không có vấn đề tư lợi trong quá trình cho Danh vay"
Ông Trầm Bê - nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Sacombank cho biết hành vi của bị cáo nêu trong cáo trạng là đúng nhưng xin trình bày thêm một số vấn đề.
"Danh đề nghị vay đến 2.000 tỷ, tôi sẵn sàng đồng ý nhưng với điều kiện có tài sản bảo đảm: tài sản bất độn sản, tài sản có giá trị cao, sổ tiết kiệm có chứng thư bảo đảm của ngân hàng" - ông Bê nói.
Khi cho vay, ông Bê cho biết, ông coi Danh với tư cách là 1 khách hàng chứ không coi là chủ tịch VNCB và cho dù là chủ tịch ngân hàng vẫn được phép đi vay của ngân hàng khác, miễn sao không phải ngân hàng của mình. Ông Trầm Bê đặt điều kiện và ông Phạm Công Danh đồng ý nên ông giao cho ông Phan Huy Khang - Tổng giám đốc làm hồ sơ và chỉ cần có tài sản đảm bảo là tiền gửi hoặc bất động sản thì cho vay.
Theo ông Bê theo quy định của pháp luật, điều kiện để cho vay là phải có tài sản, thu được vốn, phải có lợi nhuận, phải thẩm định phương án kinh doanh. Còn theo HĐXX, điều kiện tiên quyết đầu tiên cho vay là phải có phương pháp vay vốn. Ở đây bị cáo đã không xét đến yếu tố năng lực tài chính, phương án kinh doanh mà chỉ quan tâm đến tài sản đảm bảo để xét cho vay là đã vi phạm luật TCTD.
Với chức vụ của Trầm Bê chỉ được duyệt cho ông Danh vay 1.800 tỷ đồng. Khoản vay của VNCB cũng đã được tất toán mấy tháng trước khi cơ quan điều tra vào làm việc.
Ông Bê cho biết, nhận thức về điều kiện quyết định cho vay của TCTD là khác nhau, HĐXX cho biết sẽ xem xét lại điều này. Theo bị cáo, đây không phải là hành vi cố ý làm trái quy định, không có tư lợi cá nhân, việc quen ông Danh không ảnh hưởng tới hành vị của mình. "Bị cáo xin nhận hết trách nhiệm nhưng cũng mong HĐXX xem xét lại" - ông Bê thành khẩn.
Về căn nhà bị kê biên trên đường An Dương Vương, phường An Lạc, Bình Tân, ông Bê xin xem xét vì đây không phải là nhà của bị cáo, mà của chị gái. Còn nhà trên đường Hồng Bàng là nhà của ông, đang sửa chữa, chưa ở.
9h45: Phiên toà tạm nghỉ
9h40: Xét hỏi bị cáo Phạm Hoài Thanh, Vũ Viết Minh Quân
Bị cáo Phạm Hoài Thanh - nguyên Phó GĐ Công ty CP Đầu tư và Phát triển Thạch Hà khai về phần đầu tư Quỹ Lộc Việt, phần nhận ủy thác bị cáo không biết. Theo quy định của công ty, do việc đầu tư không được vượt quá tỉ lệ nhất định nên phải đầu tư qua các công ty con khác. Thanh cũng không nhận được bản đánh giá của Thiên Thanh. Bi cáo chỉ làm theo yêu cầu của Nguyễn Việt Hà và không được hưởng lợi gì.
Thanh khai chỉ là nhân viên bộ phận phân tích, tổng hợp các việc về đầu tư chứng khoán. Trước giờ bị cáo chưa hề làm những việc này, do thời điểm đó thiếu nhân viên nên bị cáo mới được chỉ đạo làm. Do đó, bị cáo không hiểu rõ phải làm những thủ tục gì. Ngoài ra, lúc đó Thanh đang mang thai nên nên còn sơ sót.
Bị cáo Vũ Viết Minh Quân - nguyên Giám đốc Công ty CP Dịch vụ Đầu tư và Thương mại Minh Quang cho biết chỉ nghe theo lời của Nguyễn Việt Hà và cho rằng chỉ là đầu tư bình thường. Quân khai chỉ biết đó là nguồn tiền của Quỹ Lộc Việt chứ không hề biết nguồn tiền ở đâu. Lúc ký hợp đồng mua trái phiếu, bị Quân cũng không biết ông Danh và Tập đoàn Thiên Thanh là ai.
9h30: Bị cáo Nguyễn Thị Cẩm Vân: "chi thực hiện soạn thảo hồ sơ theo chỉ đạo"
Bị cáo Vân khai là kế toán của công ty, do công ty thiếu người nên bị cáo thực hiện công việc soạn thảo hồ sơ. Bà chỉ thực hiện theo sự chỉ đạo của ông Nguyễn Việt Hà, còn nguyên nhân tại sao phải làm thế thì bị cáo Vân không tìm hiểu nên không biết. Khi được giao soạn thảo các hợp đồng, Vân không nhận được lợi ích gì.
Bà liên hệ với Tập đoàn Thiên Thanh thông qua ông Hoàng Đình Quyết.
9h: Tổng giám đốc Quỹ Lộc Việt Nguyễn Việt Hà khai không nhận được khoản lợi nào từ việc uỷ thác đầu tư
Bị cáo Hà cho rằng cáo trạng có 1 số điểm chưa hoàn toàn chính xác. Hà cho biết làm giám đốc Công ty Cổ phần Quỹ Lộc Việt từ 2007 và có quen biết Phan Thành Mai. Hà không hề biết động cơ và mục đích của ông Mai. Ông Mai chỉ nói rằng cần đầu tư trái phiếu và cần làm nhanh để cạnh tranh với các công ty khác do công ty không đủ giấy phép để thực hiện.
Bị cáo Nguyễn Việt Hà |
Theo bị cáo Hà, ông không kiểm tra phía Mai có đúng quy trình không mà chỉ kiểm tra phía công ty của mình có đủ giấy phép thực hiện đầu tư. Ngoài ra bị cáo chưa bao giờ bàn bạc với ông Phạm Công Danh, từ đầu đến cuối chỉ mới gặp ông Danh thoáng qua chứ không hề bàn bạc.
Tại Quỹ Lộc việt, Hà giao cho Nguyễn Thị Cẩm Vân soạn thảo hợp đồng ủy thác đầu tư và giao cho Phạm Hoài Thanh kiểm tra hồ sơ tài chính của Tập đoàn Thiên Thanh.
Theo HĐXX, trên thực tế Hà đã tự động trích 66,3 tỷ đồng khi giới thiệu 5 công ty mua trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh và Công ty Trung Dung. Tuy nhiên theo Hà thì ông không hề được hưởng lợi các nhân trong các hành vi ủy thác đầu tư trái phiếu của Thiên Thanh.
Bị cáo Hà cũng cho biết hiện tại sức khỏe không tốt và từng được điều trị tại bệnh viện Bạch Mai.
8h40: Xét hỏi bị cáo Phan Thành Mai
Mở đầu xét xử, HĐXX xét hỏi Phan Thành Mai - nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Xây dựng (VNCB). Bị cáo Mai thừa nhận tất cả các hành vi được tổng hợp trong cáo trạng, nhưng Mai xin trình bày về những điều về bối cảnh dẫn đến hành vi và xin đề xuất khắc phục hậu quả. Đồng thời, bị cáo đề nghị xem xét lại 1 số hành vi của 1 số cá nhân là nguyên nhân chính dẫn đến hành vi phạm tội và về tình trạng thực tế của ngân hàng.
Theo bị cáo Mai, thời gian đầu VNCB mới chỉ có 3.000 tỷ vồn điều lệ. Việc vay các ngân hàng là nhằm mục đích tăng vốn điều lệ cho ngân hàng để không bị thay đổi giấy phép kinh doanh của ngân hàng. Trong số hơn 6.000 tỷ đồng được xác định là thiệt hại trong gia đoạn này, có hơn 4.000 tỷ để tăng vốn điều lệ và hiện đang nằm tại VNCB.
Khi được chất vấn rằng VNCB còn âm cả vốn điều lệ là thế nào? Mai cho biết có sự trộn lẫn dòng tiền, việc sử dụng đòng tiền qua từng thời điểm có sự thay đổi khác nhau.
8h30: Chỉ được sử dụng các số liệu giai đoạn 1 theo bản án đã có hiệu lực
Mở đầu phiên tòa, chủ tọa phên tòa nhắc nhở các luật sư về việc sử dụng số liệu vụ án trông giai đoạn 1. Theo đó, HĐXX chấp nhận cho các luật sư sử dụng nhưng phải sử dụng đúng theo bản án đã có hiệu lực pháp luật. ngoài phạm vi đó, luật sư không được sử dụng.
Sáng nay HĐXX nhận được đơn của các luật sư bào chữa cho bị cáo Phạm Công Danh thông báo tình hình sức khỏe và đề nghị cho phép ông Danh ngồi trong quá trình xét hỏi và HĐXX đồng ý.
8h: Phiên xét xử bắt đầu với số lượng người vắng vẻ
Hiện tại, phiên tòa ngày thứ 3 xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm vẫn khá vắng người. Các bị cáo đã được dẫn giải tới tòa, một số luật sư cũng đã sẵn sàng ngồi vào vị trí.
Tuy nhiên, những người có quyền và nghĩa vụ liên quan hiện tại vẫn chưa thây cómặt tại phiên tòa.
Các bị cóa đã được dẫn vào phòng xử để chuẩn bị phiên tòa (Ảnh: N.Hoa) |
Tóm tắt phiên tòa ngày 9/1
Kết thúc phiên tòa ngày 9/1, Đại diện Viện kiểm soát đã đọc xong bản cáo trạng truy tố ông Phạm Công Danh (cựu Chủ tịch VNCB, Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh), Trầm Bê (cựu Phó Chủ tịch thường trực HĐQT Sacombank) và 44 đồng phạm về tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Đại diện Viện kiểm soát đọc cáo trạng chiều ngày 9/1 (ảnh: NH) |
Trong phiên tòa, Viện kiểm soát đã trình bày 3 hành vi sai phạm chính của ông Phạm Công Danh với vài trò chủ mưu.
Thứ nhất, hành vi cố ý làm trái của Phạm Công Danh và đồng phạm trong việc gửi tiền sang Sacombank, cho vay, bảo lãnh và trả nợ thay cho 6 công ty gây thiệt hại cho VNCB khoảng 1.836 tỷ đồng. Trong đó, Phạm Công Danh là chủ mưu và 12 bị can là đồng phạm giúp sức cho Danh (gồm cả Trầm Bê và Phan Huy Khang. Có 13 cán bộ quản lý và nhân viên tại Sacombank là người có liên quan không đủ căn cứ để xử lý hình sự.
Thứ hai là hành vi cố ý làm trái của Phạm Công Danh và đồng phạm trong việc dùng tiền gửi tại TPBank bảo lãnh và trả nợ thay cho 11 công ty vay vốn để mua trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh và Công ty Trung Dung, gây thiệt hại cho VNCB 1.740 tỷ đồng. Ông Danh là chủ mưu và 20 bị can là đồng phạm giúp sức gồm có nhân viên dưới quyền Danh tại VNCB, các giám đốc công ty vay nợ và 2 cán bộ của TPBank.
Đối với Hội đồng tín dụng và Uỷ ban Tín dụng, một số nhân viên thẩm định và nhân viên khách hàng tại TPBank, kết quả điều tra không có tài liệu chứng minh tội đồng phạm với Danh nên không đủ căn cứ xử lý hình sự.
Thứ ba là hành vi cố ý làm trái của Phạm Công Danh và đồng phạm trong việc dùng tiền gửi của VNCB tại BIDV bảo lãnh và trả nợ thay cho 12 công ty gây thiệt hại cho VNCB khoảng 2.551 tỷ đồng. Trong hành vi này, ông Danh là chủ mưu cùng 23 bị can là đồng phạm giúp sức gồm: nhân viên của Danh tại VNCB, 16 giám đốc các công ty vay vốn tại BIDV, 3 cán bộ BIDV Gia Định.
Đối với các đối tượng khác tại VNCB, Tập đoàn Thiên Thanh, Giám đốc của 12 đơn vị ký hợp đồng với các công ty vay vốn, 22 cá nhân đứng tên mua cổ phần giúp Danh và 64 cán bộ tại BIDV (trong đó có ông Trần Bắc Hà) không đủ căn cứ xử lý hình sự.
Bên cạnh đó, trong phiên tòa HĐXX đã nhận được đơn xin vắng mặt của bà Hứa Thị Phấn, nguyên Cố vấn cấp cao Ngân hàng Đại Tín cùng với giấy tờ bệnh án. Qua đó sức khỏe của bà Phấn chỉ còn 7%, mất 93% nên không đủ sức tham gia phiên tòa.
HĐXX cũng nhận được tất cả những đơn xin vắng mặt tại phiên tòa của những người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Trong đó có ông Trần Bắc Hà, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) đã có đơn xin vắng mặt do đang điều trị bệnh ung thư gan tại bệnh viện. Ngoài ra, những người tham gia tố tụng khác cũng vắng mặt với lý do sức khỏe và công tác.
Những người có đơn vắng mặt này đều xin giữ nguyên tất cả lời khai đã khai báo tại cơ quan điều tra để sử dụng cho phiên tòa.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/